Đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở dệt, may

14:28 28/09/2022

Để chủ động phòng ngừa, tăng cường các biện pháp PCCC đối với các cơ sở hoạt động dệt, may gia công và các kho hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho gia công, may mặc; các cơ sở sản xuất, gia công nhỏ lẻ hàng may mặc xen kẽ trong các khu dân cư, cần lưu ý thực hiện một biện pháp an toàn PCCC sau:

Một là, niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn. Đảm bảo các điều kiện về khoảng cách an toàn phục vụ công tác thoát nạn như: không để hàng hóa, vật tư cản trở lối thoát nạn; dựng rào chắn, khóa cửa trên lối và đường thoát nạn. Đối với các cơ sở sản xuất, gia công hàng may mặc độc lập với quy mô lớn phải có đủ số lối thoát nạn theo quy định, lối thoát phải đủ kích thước theo số người ở tập trung đông nhất.

Đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở dệt, may

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC cho tất cả công nhân viên làm việc tại các công ty may mặc chứ không chỉ riêng cho đội ngũ PCCC cơ sở, sao cho đảm bảo rằng mỗi công nhân viên đều phải biết các biện pháp PCCC, để có thể chủ động và kịp thời xử lý khi phát hiện ra cháy. Bên cạnh đó, các cơ sở may mặc cũng phải tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt. Đồng thời, các cơ sở tuyệt đối không xem nhẹ công tác tự kiểm tra các vấn đề liên quan đến PCCC.

Ba là, thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân công người theo dõi quy trình quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt; những nơi dễ phát sinh cháy như: máy móc, thiết bị sử dụng điện, dây dẫn điện, dây chuyền công nghệ…, những nơi có các vật liệu dễ cháy như: khu vực chứa phế liệu, kho chứa hàng, khu vực hóa chất… nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Bốn là, lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt. Kiểm tra việc thực hiện các quy định trong sử dụng điện: như có ngắt cầu giao, aptômat, tắt nguồn các thiết bị máy móc, thiết bị khi không sử dụng. Có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.

Năm là, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, dọn vệ sinh chung sau mỗi ca làm việc, lau chùi vệ sinh máy móc, thiết bị sử dụng điện, dây dẫn điện loại trừ chất cháy thoát ra trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế sự cháy tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ. Sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định an toàn PCCC.

Sáu là, phát huy vai trò người đứng đầu cơ sở, phụ trách quản lý cơ sở công tác tuyên truyền, tự kiểm tra an toàn PCCC; lập đội PCCC cơ sở, mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ PCCC hoặc có người tham gia Đội PCCC; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Định kỳ tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng PCCC cơ sở. Lập và thực tập thường xuyên phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều tình huống khác nhau ở cơ sở để lực lượng này đủ khả năng ứng phó với mọi tình huống xảy ra.

Dương Vũ

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông