20:07 25/11/2021 Sáng 24-11 tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ ba được diễn ra, nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Chuyên đề An ninh hải Phòng xin được giới thiệu tới bạn đọc ý kiến của đại diện các văn nghệ sĩ, trí thức, người dân thành phố về giữ gìn phát huy giá trị văn hóa bản sắc và di sản văn hóa, lịch sử con người Hải Phòng.
Nhà thơ Đinh Thường, Chủ tịch Hội nhà văn Hải Phòng:
Văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trị và những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng ngược lại, cũng không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục, giả dối, để vươn đến chân, thiện, mỹ… Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa lịch sử, bản sắc văn hóa con người Hải Phòng là mục tiêu, mục đích của sự phát triển bền vững xã hội, trong đó có các nhà văn, nghệ sĩ Hải Phòng góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, khơi dậy lòng tự hào và ý thức tham gia của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Khi chúng ta tạo động lực, có niềm tin và truyền cảm hứng từ sự phát triển văn hóa thì đất nước mới phát triển bền vững, tạo điều kiện lan tỏa lợi ích cho những lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, giáo dục, công nghệ… từ sức mạnh của văn hóa. Cần có chủ trương chính sách tạo điều kiện cho VHNT phát triển nhằm phát huy vai trò của nó trong giai đoạn hiện nay.
Cô Giáo Nguyễn Thị Thúy Mai, Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Kiến an): Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa lịch sử, bản sắc văn hóa con người Hải Phòng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, các di sản văn hóa lịch sử… của địa phương, vùng miền được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắcvăn hóa, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống và di sản văn hóa lịch sử, văn hóa của mảnh đất, con người Hải Phòng.
Việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa lịch sử, bản sắc văn hóa con người Hải Phòng vào trong nhà trường nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của quê hương mình, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng. Góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Hưng Đạo (quận Dương Kinh) Nguyễn Thị Phương:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa lịch sử, bản sắc văn hóa con người Hải Phòng là nhiệm vụ không phải của mỗi cá nhân mà của toàn xã hội. Từ xưa, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong quá trình lao động, sản xuất, phụ nữ cũng là đồng tác giả của kho tàng văn hóa dân gian như: âm nhạc – ca giao dân ca; thủ công mỹ nghệ truyền thống; ẩm thực truyền thống; tín ngưỡng; lễ hội…. sự khéo léo và tâm hồn nhạy cảm vồn dĩ của phụ nữ góp nên những sắc thái rất riêng trong việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa tích cực của mỗi cộng đồng, quốc gia dân tộc. Với vai trò nữ giới, phụ nữ nữ có vai trò đặc biêt quan trọng trong việc với việc hình thành các giá trị đạo đức, nhân cách lối sống của mỗi cá nhân; góp phần củng cố các hệ giá trị đạo đức gia đình, cộng đồng…
Nghệ sĩ Thùy Dương, Đoàn Chèo Hải Phòng: Ngay trong khi dịch bệnh đang hoành hành, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vẫn được diễn ra một cách âm thầm và liên tục. Các cơ quan thuộc khối nghệ thuật biểu diễn triển khai các chương trình nghệ thuật trực tuyến, nhà hát truyền hình... gắn với nội dung thời sự chống dịch và các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
Các di sản văn hóa phi vật thể vẫn được duy trì ở các cấp độ khác nhau ở mỗi địa phương tùy vào đặc thù loại hình và phương thức tương tác của các nghệ nhân, nghệ sĩ… vẫn được tiến hành với những hình thức/cách thức mới gắn lý thuyết và thực hành. Đời sống văn hóa nghệ thuật vẫn có những sản phẩm cụ thể, đem đến sự thư giãn cho toàn thể cộng đồng mà được gọi là “vắc xin tinh thần” nhằm động viên cổ vũ người dân nỗ lực cùng Chính phủ và các cơ quan chức năng thực hiện chống đại dịch một cách hiệu quả. Các hoạt động văn hóa tinh thần đó góp phần tăng thêm sinh khí, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế đón̉ cuộc sống trở về nhịp sinh hoạt như trước khi xảy ra đại dịch.
VŨ DUYÊN (thực hiện)
23:15 11/01/2025
11:33 10/01/2025
20:58 14/12/2024
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Chuyên mục Nghị định 154/CP: Quy định về giấy tờ, tài liệu, thông tin chứng minh chỗ ở hợp pháp
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh