Bi kịch tuổi xế chiều của các sao bóng đá

01:24 13/10/2015

Từng hô mưa gọi gió trên sân cỏ một thời, nhưng sau khi treo giày, nhiều cầu thủ tài danh phải chịu số phận bi kịch. Gerd Muller là trường hợp mới nhất trong số đó.   Năm 1982, sau khi giã từ sự nghiệp, Muller nghiện rượu, gia đình tan hoang. Không gia đình, không tiền bạc, Gerd Muller gục ngã cho đến khi được ban lãnh đạo Bayern Munich và các đồng đội cũ tại đội tuyển Đức cưu mang.
Từng hô mưa gọi gió trên sân cỏ một thời, nhưng sau khi treo giày, nhiều cầu thủ tài danh phải chịu số phận bi kịch. Gerd Muller là trường hợp mới nhất trong số đó.
 
Năm 1982, sau khi giã từ sự nghiệp, Muller nghiện rượu, gia đình tan hoang. Không gia đình, không tiền bạc, Gerd Muller gục ngã cho đến khi được ban lãnh đạo Bayern Munich và các đồng đội cũ tại đội tuyển Đức cưu mang. Nhưng trong lần thứ hai làm lại cuộc đời, căn bệnh Alzheimer lại tấn công ông, khi chỉ còn nửa tháng trước dịp sinh nhật thứ 70 của cựu tiền đạo này.
 
Gerd Muller không chỉ cống hiến trên sân cỏ, mà còn góp phần đào tạo nên một tài năng kiệt xuất  Thomas Muller, khi về làm công tác đào tạo. Nhưng giờ thì tất cả chỉ là một màn sương mờ tối với huyền thoại người Đức, vì chứng Alzheimer.
Gerd Muller không chỉ cống hiến trên sân cỏ, mà còn góp phần đào tạo nên một tài năng kiệt xuất Thomas Muller, khi về làm công tác đào tạo. Nhưng giờ thì tất cả chỉ là một màn sương mờ tối với huyền thoại người Đức, vì chứng Alzheimer.
Rồi đây, chứng bệnh đó sẽ khiến ông quên đi những bàn thắng mà ông đã ghi. Người hâm mộ bóng đá Đức sẽ rất buồn. "Hoàng đế bóng đá Đức", Franz Beckenbauer nói về Muller: "Bóng đá Đức sẽ không thể có được chức vô địch châu Âu năm 1972, cũng như vô địch thế giới năm 1974, nếu không có Gerd". 
 
Cũng là một căn bệnh, nhưng là căn bệnh hiểm nghèo mang tên ALS - chứng bệnh hiếm, khiến tế bào thần kinh vận động bị tê liệt và dẫn tới hội chứng xơ cứng, teo cơ. Và nó gán vào cho một vận động viên bóng đá khác, Stefano Borgonovo, chàng tiền đạo năm nào đã sát cánh cùng Roberto Baggio trên hàng công Fiorentina mùa giải 1988-1989. Năm 2009, 20 năm sau mùa giải đó, Baggio, với mái tóc điểm bạc, đẩy Borgonovo ngồi trên chiếc xe lăn đi qua hai hàng cầu thủ Milan và Fiorentina đứng vỗ tay chào anh. Họ lén lau những giọt nước mắt, trước khi bước vào trận đấu quyền tiền ủng hộ đồng đội cũ lâm bệnh hiểm nhèo.
 
Và sắc áo tím của Fiorentina không chỉ chứng kiến bi kịch của Borgonovo. Con người vĩ đại và được yêu quý nhất, Gabriel Batistuta cũng phải chịu đựng nỗi đau. Sự tận hiến của tiền đạo có biệt danh "Vua sư tử" trên sân cỏ đã để lại di chứng sau này. Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng tin TyC Sports, Batigol tiết lộ rằng, có lúc vì quá đau đớn, không tự di chuyển được, anh từng nói với bác sĩ, cầu xin họ hãy cắt đi cả hai chân anh.
 
Nhưng "Batigol" ít nhiều đã may mắn khi không phải hứng chịu bi kịch. Phác đồ điều trị đôi chân giúp mọi chuyện cũng tốt dần lên với danh thủ này, nhưng nỗi đau mà ông từng gánh chịu sẽ luôn là nhức nhối.
 
Bên cạnh bệnh tật, thất nghiệp và khó khăn tài chính cũng đeo bám các cầu thủ khi không còn thi đấu nữa. Sự hụt hẫng là điều khó tránh khỏi khi những ngôi sao vang bóng một thời rời xa sân cỏ. Vắng sự huyên náo trên khắp khán đài, vắng những trận đấu vào mỗi buổi cuối tuần, vắng trái bóng và thảm cỏ xanh đã khiến họ không còn biết làm gì với thời gian dài trống vắng.
 
 Hình ảnh Baggio đẩy xe lăn đưa Borgonovo ra sân trong trận đấu quyên tiền ủng hộ đồng đội cũ từng khiến rất nhiều người hâm mộ rơi nước mắt vì cảm động.
Hình ảnh Baggio đẩy xe lăn đưa Borgonovo ra sân trong trận đấu quyên tiền ủng hộ đồng đội cũ từng khiến rất nhiều người hâm mộ rơi nước mắt vì cảm động.
Người hâm mộ không bao giờ quên được cái tên Oleg Salenko tại World Cup 1994, khi tiền đạo người Nga ghi năm bàn trong trận Nga đè bẹp Cameroon 6-1 ở trận chót vòng bảng. Và cùng với Hristo Stoichkov trở thành Vua phá lưới. Nhưng năm 2010, vì nợ nần, Salenko phải bán Chiếc giày Vàng - phần thưởng cho Vua phá lưới năm 1994 - của anh cho một ông chủ Ả-rập với giá 0,5 triệu đôla.
 
Và còn đó là Jean Marc Bosman  - người mà hai thập kỷ trước đã thắng vụ kiện vô tiền khoáng hậu để đưa công bằng đến cho các cầu thủ thông qua Luật Bosman. Nhờ điều luật mang tên cầu thủ người Bỉ này, các cầu thủ chuyên nghiệp trong Liên minh châu Âu được tự do chuyển tới các CLB khác khi hết hợp đồng với đội chủ quản. Điều này khiến CLB phải tăng lương để giữ chân cầu thủ, qua đó tạo nên rất nhiều triệu phú quần đùi áo số mà chúng thấy ngày nay.
 
Nhưng Jean Marc Bosman hôm nay đang sống bằng tiền trợ cấp xã hội ở tuổi 50. Rồi một ngày, khi ông sẽ giã từ thế giới trong cô đơn, cái tên "Bosman" có lẽ sẽ chỉ còn là được nhắc đến trên bàn đàm phán chuyển nhượng, hoặc trong những màn thương thảo hợp đồng giữa các cầu thủ với CLB của họ.
 
Nhiều cầu thủ, cựu cầu thủ khác thì thậm chí phải tìm đến cái chết, như một sự giải thoát. Năm ngoái, cựu hậu vệ Hertha Berlin, Andreas Biermann, sau nhiều năm trầm cảm vì cuộc sống bế tắc khi chia tay sân cỏ, đã tự vẫn ở tuổi 34. Trước đó, năm 2009, thủ thành Robert Enke qua đời ở tuổi 32, sau khi lao vào đoàn tàu ở thị trấn nhỏ nơi anh sinh sống. Người hâm mộ chỉ thấy những khoảnh khắc bay nhảy của thủ môn này trên sân cỏ và rất ít ai biết rằng Enke đã chơi bóng ba năm dài, với nỗi đau tột cùng từ việc mất đi cô con gái nhỏ hai tuổi.
 
Nhưng bi kịch hơn cả là “Chim hồng tước nhỏ” Garrincha. Ngày 15 tháng 6 năm 1958, trên Sân vận động Nya Ullevi, Göteborg, Thụy Điển. Brazil gặp Liên Xô, phút đầu tiên, cả thế giới chứng kiến một cầu thủ nhỏ thó của đội tuyển Brazil đột phá như một cơn lốc nhỏ bên cánh phải, rồi sút dội cột. Cầu thủ ấy chính là “Thiên thần thọt chân” Garrincha, con người của những pha lừa bóng không tưởng, cầu thủ vĩ đại thứ hai của đất nước Brazil, chỉ sau Pele, nhưng lại là cầu thủ được yêu quý nhất khi đưa Brazil đến với chức vô địch World Cup 1962.

 

 Garrincha từng làm mê hoặc thế giới bóng đá giữa thế kỷ 20. Nhưng cuối đời, ông ra đi trong nghèo túng, bần hàn và sự lãng quên.
Garrincha từng làm mê hoặc thế giới bóng đá giữa thế kỷ 20. Nhưng cuối đời, ông ra đi trong nghèo túng, bần hàn và sự lãng quên.
Ngày ấy, "Chim hồng tước nhỏ" 29 tuổi, được cả thế giới biết đến, ngưỡng mộ. Nhưng chẳng ai có thể hình dung ra rằng cầu thủ kiệt xuất đó khi đã gần 50 tuổi, trong ngày Giáng Sinh, vẫn phải đá bóng để mưu sinh. Và đến ngày 20/01/1983, Garrincha trút hơi thở cuối cùng trong sự cô đơn, trong nghèo đói và bệnh tật. Bên trong túi áo khoác của ông hôm đó là một tấm vé xổ số, thứ để ông bấu víu hy vọng thoát khỏi khó khăn vào những ngày cuối đời.
 
Thuở Garrincha còn thi đấu, ông được gọi là "Alegria do Povo" (Người mang đến niềm vui). Ông là minh chứng của những điều đẹp nhất mà bóng đá mang lại cho người hâm mộ, nhưng cũng đồng thời minh chứng cho nỗi đau lớn nhất của những nghệ sĩ, khi phải rời xa cánh gà sân khấu. Người hâm mộ bóng đá được tận hưởng các phút giây thăng hoa trên sân cỏ, được chứng kiến được những điều đẹp nhất của họ ở tuổi thanh xuân, nhưng cũng cần biết về nỗi đau của các cầu thủ ở tuổi xế chiều, để trân trọng hơn nữa các phút giây họ thi đấu.
 
Theo Dũng Phan/Vnexpress


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông