21:45 25/06/2016
Trong buổi gặp mặt báo chí chiều 24/6, thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, 10 ngày từ khi chiếc máy bay Su 30 MK2 gặp nạn hôm 14/6, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng nhiều địa phương, ngư dân đã cùng vào cuộc tìm kiếm máy bay và phi hành đoàn. Về nguyên tắc, tìm kiếm cứu nạn phải thực hiện ba việc. Đó là xác định máy bay có rơi hay không, xem phi hành đoàn thế nào và cuối cùng là khẩn trương tiến hành trục vớt.
Vừa qua, hai máy bay của Việt Nam gặp nạn. Chiếc Su 30 số hiệu 8585 của Không quân Việt Nam bị rơi cách đông bắc đảo Mắt (vùng biển Nghệ An) khoảng 40 km, còn máy bay CASA 212 của lữ đoàn không quân 918 rơi ở vị trí khoảng 30 km phía nam đông nam đảo Bạch Long Vỹ, cách đường phân định vịnh Bắc Bộ khoảng 5 km. Video: Trục vớt động cơ và thi thể phi hành đoàn máy bay CASA "Sau 10 ngày tìm kiếm, phi công Nguyễn Hữu Cường trên Su 30 được cứu, phi công Trần Quang Khải hy sinh. 9 thành viên phi hành đoàn CASA 212 cũng đã hy sinh", thượng tướng Võ Văn Tuấn nói. Ông Tuấn thông tin thêm, từ 14 đến 24/6 các lực lượng đã cứu được phi công Cường, vớt được thi thể phi công Khải. Nhiều thi thể phi công trên chiếc CASA 212 cũng được tìm thấy cùng nhiều vật thể quan trọng liên quan. Bộ Quốc phòng sẽ làm công tác chính sách cho những quân nhân đã hy sinh cùng gia đình họ theo quy định, đồng thời, tiếp tục tìm kiếm hộp đen máy bay. Từ đó, cơ quan chức năng kết hợp các yếu tố khác để tìm nguyên nhân tai nạn. "Qua lời kể của phi công Cường thì bước đầu xác định Su 30 gặp sự cố trong buồng lái nên phi công nhảy dù thoát hiểm. Còn nguyên nhân tai nạn CASA 212 - máy bay làm nhiệm vụ cứu nạn phi công Su 30, đang được đánh giá. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khi làm nhiệm vụ có biến động bất thường, máy bay bay ở độ cao thấp. Đó có thể là những yếu tố kết hợp tạo ra tai nạn", thượng tướng Võ Văn Tuấn cung cấp. Việc xác định được vị trí CASA 212 kịp thời là nhờ một tàu New Zealand ngang qua vùng biển, phát hiện vật thể nên đã dừng lại thông báo, chờ Việt Nam ra trục vớt. Đề cập nhiều tai nạn hàng không xảy ra nhiều năm chưa tìm được nguyên nhân như vụ MH370, hay vụ rơi máy bay ở Ai Cập, Phó tổng tham mưu trưởng cho rằng, để có những kết quả tìm kiếm cứu nạn trên là do các nỗ lực tổng hợp, trong đó có sự đóng góp nhiệt tình của ngư dân, phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng và địa phương. Dù điều kiện khó khăn nhưng quân đội đã được trang bị hệ thống dò tín hiệu tối tân SONA, hệ thống tìm hộp đen, robot lặn, kết hợp các phương tiện truyền thống như tàu giã cào... giúp việc tìm kiếm hiệu quả trong điều kiện ban đêm, sóng to, gió lớn. Những điều kiện tưởng chừng khiến công việc còn phải kéo dài hơn.
Cùng với đó, nước láng giềng Trung Quốc chủ động đề nghị cung cấp thông tin, để phương tiện của Việt Nam tìm kiếm ở phía đông đường phân định vịnh Bắc Bộ. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng gửi thư thông báo Mỹ sẵn sàng chia sẻ, giúp Việt Nam tìm kiếm cứu nạn. Tập đoàn Airbus cung cấp máy bay CASA 212, tập đoàn của Mỹ cung cấp thiết bị tìm kiếm hộp đen cho hàng không dân dụng Việt Nam cũng cử chuyên gia phối hợp phân tích kết quả. "Trách nhiệm của Việt Nam đã tạo được đồng thuận quốc tế. Khi máy bay MH 370 chở nhiều khách Trung Quốc bị nạn, chúng ta cử lực lượng rất đông ra tìm kiếm. Đồng Chí Lê Kiêm Toàn, lữ đoàn trưởng 918 thực hiện rất nhiều chuyến bay tìm kiếm nên khi nghe tin đồng chí bị nạn, Trung Quốc rất mong muốn hỗ trợ", thượng tướng Tuấn nói và hy vọng thời gian tới sẽ kết thúc việc tìm kiếm cứu nạn, giải quyết được hậu quả của hai tai nạn.
Hoàng Thùy - Võ Văn Thành/Trong buổi gặp mặt báo chí chiều 24/6, thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, 10 ngày từ khi chiếc máy bay Su 30 MK2 gặp nạn hôm 14/6, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng nhiều địa phương, ngư dân đã cùng vào cuộc tìm kiếm máy bay và phi hành đoàn. Về nguyên tắc, tìm kiếm cứu nạn phải thực hiện ba việc. Đó là xác định máy bay có rơi hay không, xem phi hành đoàn thế nào và cuối cùng là khẩn trương tiến hành trục vớt.
Vừa qua, hai máy bay của Việt Nam gặp nạn. Chiếc Su 30 số hiệu 8585 của Không quân Việt Nam bị rơi cách đông bắc đảo Mắt (vùng biển Nghệ An) khoảng 40 km, còn máy bay CASA 212 của lữ đoàn không quân 918 rơi ở vị trí khoảng 30 km phía nam đông nam đảo Bạch Long Vỹ, cách đường phân định vịnh Bắc Bộ khoảng 5 km. Video: Trục vớt động cơ và thi thể phi hành đoàn máy bay CASA "Sau 10 ngày tìm kiếm, phi công Nguyễn Hữu Cường trên Su 30 được cứu, phi công Trần Quang Khải hy sinh. 9 thành viên phi hành đoàn CASA 212 cũng đã hy sinh", thượng tướng Võ Văn Tuấn nói. Ông Tuấn thông tin thêm, từ 14 đến 24/6 các lực lượng đã cứu được phi công Cường, vớt được thi thể phi công Khải. Nhiều thi thể phi công trên chiếc CASA 212 cũng được tìm thấy cùng nhiều vật thể quan trọng liên quan. Bộ Quốc phòng sẽ làm công tác chính sách cho những quân nhân đã hy sinh cùng gia đình họ theo quy định, đồng thời, tiếp tục tìm kiếm hộp đen máy bay. Từ đó, cơ quan chức năng kết hợp các yếu tố khác để tìm nguyên nhân tai nạn. "Qua lời kể của phi công Cường thì bước đầu xác định Su 30 gặp sự cố trong buồng lái nên phi công nhảy dù thoát hiểm. Còn nguyên nhân tai nạn CASA 212 - máy bay làm nhiệm vụ cứu nạn phi công Su 30, đang được đánh giá. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khi làm nhiệm vụ có biến động bất thường, máy bay bay ở độ cao thấp. Đó có thể là những yếu tố kết hợp tạo ra tai nạn", thượng tướng Võ Văn Tuấn cung cấp. Việc xác định được vị trí CASA 212 kịp thời là nhờ một tàu New Zealand ngang qua vùng biển, phát hiện vật thể nên đã dừng lại thông báo, chờ Việt Nam ra trục vớt. Đề cập nhiều tai nạn hàng không xảy ra nhiều năm chưa tìm được nguyên nhân như vụ MH370, hay vụ rơi máy bay ở Ai Cập, Phó tổng tham mưu trưởng cho rằng, để có những kết quả tìm kiếm cứu nạn trên là do các nỗ lực tổng hợp, trong đó có sự đóng góp nhiệt tình của ngư dân, phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng và địa phương. Dù điều kiện khó khăn nhưng quân đội đã được trang bị hệ thống dò tín hiệu tối tân SONA, hệ thống tìm hộp đen, robot lặn, kết hợp các phương tiện truyền thống như tàu giã cào... giúp việc tìm kiếm hiệu quả trong điều kiện ban đêm, sóng to, gió lớn. Những điều kiện tưởng chừng khiến công việc còn phải kéo dài hơn.
Cùng với đó, nước láng giềng Trung Quốc chủ động đề nghị cung cấp thông tin, để phương tiện của Việt Nam tìm kiếm ở phía đông đường phân định vịnh Bắc Bộ. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng gửi thư thông báo Mỹ sẵn sàng chia sẻ, giúp Việt Nam tìm kiếm cứu nạn. Tập đoàn Airbus cung cấp máy bay CASA 212, tập đoàn của Mỹ cung cấp thiết bị tìm kiếm hộp đen cho hàng không dân dụng Việt Nam cũng cử chuyên gia phối hợp phân tích kết quả. "Trách nhiệm của Việt Nam đã tạo được đồng thuận quốc tế. Khi máy bay MH 370 chở nhiều khách Trung Quốc bị nạn, chúng ta cử lực lượng rất đông ra tìm kiếm. Đồng Chí Lê Kiêm Toàn, lữ đoàn trưởng 918 thực hiện rất nhiều chuyến bay tìm kiếm nên khi nghe tin đồng chí bị nạn, Trung Quốc rất mong muốn hỗ trợ", thượng tướng Tuấn nói và hy vọng thời gian tới sẽ kết thúc việc tìm kiếm cứu nạn, giải quyết được hậu quả của hai tai nạn.
Theo Hoàng Thùy - Võ Văn Thành/VNE |
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh