Cần nhất là sự vào cuộc của chính quyền cơ sở

22:03 20/12/2008

Từ ngày 10-12-2008, Cục CSGT đường thủy (Bộ Công an), Cục Đường sôngViệt Nam (Bộ Giao thông-vận tải) phối hợp với Ban ATGT thành phố HảiPhòng, Ban ATGT tỉnh Hải Dương tổ chức đợt cao điểm ra quân lập lạiTTATGT trên 2 sông Hàn và Phi Liệt.
Từ ngày 10-12-2008, Cục CSGT đường thủy (Bộ Công an), Cục Đường sôngViệt Nam (Bộ Giao thông-vận tải) phối hợp với Ban ATGT thành phố HảiPhòng, Ban ATGT tỉnh Hải Dương tổ chức đợt cao điểm ra quân lập lạiTTATGT trên 2 sông Hàn và Phi Liệt.

Một máng đá vi phạm ven sông Phi Liệt, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên
Một máng đá vi phạm ven sông Phi Liệt, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên

Sông Phi Liệt ăn thông, nối liền giữa sông Đá Bạch (tại ngã ba bến Đụn) với sông Hàn và sông Kinh Thầy (ngã ba Trại Sơn). Sông Hàn nối liền sông Cấm (tại ngã ba Nống) với các sông Phi Liệt và sông Kinh Thầy (ngã ba Trại Sơn). 2 tuyến sông này được ví như "yết hầu" của hệ thống giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ) giữa Quảng Ninh với Phả Lại (tỉnh Hải Dương), Hưng Yên, Hà Nội; nhất là với khu vực cảng biển Hải Phòng và các tỉnh phía Nam như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Về tiêu chuẩn, cả 2 con sông này đều thuộc tuyến ĐTNĐ cấp quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật là sông cấp III, với chuẩn luồng: chiều sâu nước từ 1,5-2m; chiều rộng đáy từ 50-70m, bán kính cong luồng 300m, số lượng đèn báo, biển báo hiệu luồng tuyến khá đầy đủ…

Tuy nhiên, việc lưu thông đi lại trên 2 tuyến sông này lại rất khó khăn bởi nhiều nguyên nhân bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể, trên các sông Hàn và sông Phi Liệt có rất nhiều đoạn cong cua, gấp khúc dòng chảy bị thu hẹp. Cá biệt có đoạn cua gấp "đai áo" rất nguy hiểm, điển hình là đoạn từ km2 - km3 trên sông Phi Liệt, gây khó khăn cho phương tiện qua lại.

Rồi, đặc thù cao độ của đáy sông thường không ổn định do nhiều đoạn dưới đáy sông tồn tại những dải, bãi đá ngầm, không đảm bảo độ sâu luồng, phương tiện đi qua thường dễ bị mắc cạn. Ví dụ, cũng trên sông Phi Liệt hiện đang tồn tại 1 dải đá ngầm tự nhiên dài khoảng 100m ở km6 phía bờ trái (thuộc huyện Thủy Nguyên). Tại đây, trong năm 2008, đã xảy ra 2 vụ đâm va, chìm đắm phương tiện do tránh nhau đã đâm vào bãi đá ngầm này.

Về chủ quan trên 2 tuyến sông có rất nhiều công trình vượt sông, đò ngang, và nhất là hoạt động xay nghiền, chuyển tải đá dọc 2 bên bờ. Cụ thể, trên tuyến sông Phi Liệt hiện có 4 công trình vượt sông như băng chuyền tải đá của Nhà máy xi măng Phúc Sơn, cùng đường dây tải điện, đường ống và cáp ngầm. 5 vị trí hoạt động đò ngang đưa khách sang sông, với 10 bến đón khách. Trong đó, chỉ có 3 vị trí với 6 bến đón trả đủ điều kiện hoạt động, được cấp phép.

Đặc biệt, trên tuyến Phi Liệt đang tồn tại 25 bến bốc xếp đá của các cơ sở xay nghiền đá. Trong đó, chỉ có 14/25 bến bãi được cơ quan Cảng vụ ĐTNĐ khu vực 1 cấp phép. Trên tuyến sông Hàn, có 2 cụm bến với gần 30 bến bốc xếp, xay nghiền chuyển tải đá đang hoạt động. Số này tập trung chủ yếu tại đoạn từ km2-km3 thuộc xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên và thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn. Và, 100% số bến bãi này năm trong phạm vi bảo vệ đê điều, cống thủy lợi nên không được cấp phép hoạt động.

Ở dưới sông, phương tiện đến bốc hàng, chở đá đi tiêu thụ thường đậu đỗ hàng 2, hàng 3, thậm chí hàng 4, làm cho luồng đã hẹp càng hẹp hơn, gây khó khăn cho các phương tiện qua lại. Trong khi đó, cả 2 con sông này là tuyến huyết mạch nên lưu lượng phương tiện qua lại rất lớn, trung bình từ 180-210 lượt phương tiện/ ngày, hoạt động 24 giờ, chủ yếu là loại phương tiện có tải trọng từ 100-300 tấn.

Xét về vị trí địa lý, cả sông Phi Liệt và sông Hàn được xem là mốc ranh giới phân định địa giới hành chính giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương. Cụ thể, sông Phi Liệt dài 8km, từ ngã ba Trại Sơn đến ngã ba Bến Đụn và chạy qua 4 xã, thị trấn gồm: các An Sơn và Lại Xuân (huyện Thủy Nguyên) nằm phía bờ phải; xã Minh Tân và thị trấn Phú Thứ (huyện Kinh Môn, Hải Dương), nằm phía bờ trái.

Sông Hàn dài 8,5km, từ ngã ba Trại Sơn đến ngã ba Nống và chạy qua 7 xã, thị trấn gồm: các xã An Sơn, Phù Ninh, Hợp Thành thuộc huyện Thủy Nguyên (bên bờ phải); các xã Thái Thịnh, Minh Hòa và thị trấn Kinh Môn thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (bên bờ trái). Công tác quản lý chuyên ngành thường ít được các địa phương quan tâm một cách thường xuyên liên tục.

Các vi phạm lĩnh vực quản lý nhà nước về đê điều, công trình thủy lợi, tài nguyên khoáng sản, quản lý đất đai… dọc 2 bên bờ sông là nguyên nhân chính dẫn đến việc tái hình thành bến bãi, mỏ khai thác, xay đá vươn ra lòng sông, lấn chiếm dòng chảy như hiện nay.

Để lập lại trật tự, từ ngày 10-12, Cục CSGT đường thủy, Bộ Công an và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông đã triển khai kế hoạch đảm bảo TTATGT ĐTNĐ trên các sông Phi Liệt và sông Hàn, đoạn giáp ranh giữa tỉnh Hải Dương và Hải Phòng.



Lực lượng liên ngành kiểm tra hồ sơ phương tiện


Sau 1 tuần ra quân, bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định về nâng cao ý thức chấp hành các quy định về TTATGT cho nhân dân làm ăn sinh sống 2 bên bờ sông; nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm, giải quyết những điểm bức xúc về cản trở luồng tuyến…

Đại tá Đặng Ngọc Đọ - Trường phòng 3 Cục CSGT đường thủy (Bộ Công an), Chỉ huy trưởng lực lượng liên ngành đoàn công tác lập lại TTATGT trên các tuyến sông Hàn, sông Phi Liệt khẳng định, để duy trì thành quả đạt được biện pháp trọng tâm sẽ phải tập trung vào 2 vấn đề là tổ chức lại sản xuất khu vực trên bờ và bố trí phương án đậu đỗ, tổ chức giao thông đảm bảo đi lại thông suốt khu vực dưới sông.

Làm được 2 vấn đề này thì vai trò số 1 phải là chính quyền cơ sở 2 bên bờ sông. Ngoài ra là sự phối hợp giữa các ban, ngành, cơ quan quản lý luồng tuyến, bến bãi, đê điều ở 2 địa phương trong việc kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm từ đầu và tận gốc.

ĐOÀN TÁ LANH


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông