Chậm trễ trả bản gốc đăng ký phương tiện vận tải: Lời giải từ bên cho thế chấp

11:08 13/07/2017

Vừa qua, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) có Văn bản số 2916/C67-P9 ngày 31-5-2017 về việc xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện không mang đăng ký gốc. Trong khi đó, các ngân hàng cho doanh nghiệp thế chấp phương tiện lại không chịu giao lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe theo như quy định. Điều này đã khiến cho nhiều đơn vị vận tải trên địa bàn Hải Phòng như “ngồi trên đống lửa”.

Vừa qua, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) có Văn bản số 2916/C67-P9 ngày 31-5-2017 về việc xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện không mang đăng ký gốc. Trong khi đó, các ngân hàng cho doanh nghiệp thế chấp phương tiện lại không chịu giao lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe theo như quy định. Điều này đã khiến cho nhiều đơn vị vận tải trên địa bàn Hải Phòng như “ngồi trên đống lửa”.

Theo đó, Văn bản số 2916/C67 - P9 nêu rõ: “Đối với những phương tiện thế chấp tại Ngân hàng tham gia giao thông thì bên thế chấp được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo đúng quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 về giao dịch bảo đảm (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012) và Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24-5-2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số doanh nghiệp vận tải thành phố, từ trước đến nay, khi bảo lãnh cho cá nhân, doanh nghiệp mua xe ngân hàng luôn giữ lại Giấy đăng ký gốc và chỉ gửi lại cho chủ xe bản phô tô kèm theo đóng dấu xác nhận của ngân hàng.

Mặc dù, theo Nghị định số 163/2006/NĐ - CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ quy định về việc giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ - CP ngày 22- 02-2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định trên tại mục 9 Điều 1 bổ sung điều 20a đã quy định rất cụ thể: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại điều 7a nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.

Vì vậy, khi các ngân hàng  không chịu thực hiện đúng quy định của Chính phủ và Công văn số 2916/C67 - P9 (không trái thẩm quyền) được ban hành, các doanh nghiệp vận tải tỏ ra vô cùng lo lắng vì cho rằng khi tham gia giao thông các lái xe không xuất trình được giấy tờ gốc sẽ bị xử phạt do lỗi từ chính phía bên cho thế chấp.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp với gần 14.000 đầu xe và là địa phương có số phương tiện vận tải hàng hóa nói chung và phương tiện đầu kéo nói riêng lớn thứ hai cả nước sau TP Hồ Chí Minh. Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng đã gửi Văn bản số 13/HATA - 2017 về việc “Đối với phương tiện giao thông thế chấp ngân hàng, bên thế chấp phải được giữ Giấy đăng ký phương tiện bản chính” đến Thủ tướng Chính phủ; Thống đốc Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng  để sớm giải quyết giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh.

Theo văn bản này thì: “Đã có hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nhưng đến nay các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định. Một số doanh nghiệp đã có phản ánh chính thức với một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, song đều nhận được câu trả lời: “Đang chờ chỉ đạo từ Hội sở”.

Việc chậm trễ trả đăng ký phương tiện vận tải bản gốc cho các doanh nghiệp vận tải để lưu thông đã làm ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải chúng tôi”.

Theo ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng: “Sự việc vẫn đang được các bên liên quan bàn thảo. Hiệp hội đã gửi ý kiến lên các cơ quan chức năng. Trong thời gian các bên bàn thảo, Hiệp hội cũng đã có đề xuất tạm thời chấp nhận bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của Ngân hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, tránh gây thiệt hại”.

Việc đề xuất trên có được chấp nhận hay không trên thực tế không nằm ở các lực lượng chức năng có nhiệm vụ xử lý vi phạm bởi trách nhiệm của họ là thực thi đúng theo các quy định Chính phủ đã ban hành. Vấn đề ở đây là các ngân hàng cần phải nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp phù hợp, hữu hiệu cho chính mình để hóa giải bài toán trên và đây mới là cốt lõi của vấn đề.

Ngân Phạm

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông