15:57 21/10/2020 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh theo dự báo, vùng ảnh hưởng của bão số 8 rộng, nếu vào đất liền sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực miền Trung.
Tại Hội nghị chỉ đạo ứng phó với bão và mưa lũ các tỉnh miền Trung diễn ra sáng 21/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó với thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo tập trung cứu trợ đồng bào miền Trung nhằm đảm đời sống (đặc biệt là hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh), chủ động phương án ứng phó với bão số 8 theo phương châm "4 tại chỗ" nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân."
Thực hiện tốt công tác phối hợp, ứng phó với bão số 8
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh theo dự báo, vùng ảnh hưởng của bão rộng, nếu vào đất liền sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực miền Trung. Do vậy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các địa phương thực hiện tốt việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Các đơn vị giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền. Bên cạnh đó, đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên biển, trong đó chú ý tới hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.
Trên đất liền, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương sẽ chịu ảnh hưởng của bão số 8 phải xây dựng các phương án phù hợp, thiết thực trong ứng phó với bão, trong đó tập trung vào việc sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm (vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét...). Công tác chỉ đạo ứng phó với bão cần quan tâm đến vấn đề an toàn hồ đập, đảm bảo an toàn giao thông, trật tự giao thông.
Các địa phương bố trí lực lượng, có các biện pháp cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm để người dân tránh và không đi vào những vùng đã có cảnh báo.
Đồng thời, các tỉnh, thành phố cần có kế hoạch bảo vệ sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh doanh du lịch, vệ sinh môi trường, dịch bệnh.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ mỗi tỉnh 5 tấn xúc xích. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ bão số 8, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời, sát thực tế phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và truyền thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin qua hệ thống tin nhắn trên các thiết bị điện thoại, các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.
Phó Thủ tướng cho biết trong đợt bão lũ tại miền Trung, nhiều nhà báo bằng trách nhiệm và lương tâm, không quản ngại gian khó để vượt núi, băng rừng đến với đồng bào vùng lũ. Đó là một trong những hình ảnh đẹp, đầy trách nhiệm góp phần thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra tình hình mưa lũ, bão... tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, trên cơ sở đó tham mưu để cấp, hỗ trợ các trang thiết bị, phương tiện cho địa phương phục vụ công tác cứu hô, cứu nạn.
Khả năng bão số 8 ảnh hưởng tới khu vực Trung Bộ
Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, đêm 20/10, bão Saudel đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8, bão mạnh nhất khi đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa với cường độ cấp 11-12, giật cấp 14, hướng về và ảnh hưởng tới khu vực đất liền các tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, thời gian ảnh hưởng trực tiếp khoảng đêm 24/10 và ngày 25/10.
Ông Mai Văn Khiêm thông tin hiện nay, lũ trên sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), các sông ở Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế đang xuống. Từ 6-17 giờ ngày 21/10, lũ trên sông Ngàn Sâu, các sông ở Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế tiếp tục xuống.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và ngập lụt ở vùng núi các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, đặc biệt là tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc (Hà Tĩnh); Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Bố Trạch (Quảng Bình); Đắk rông, Hương Hóa, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh (Quảng Trị); A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mất an toàn tại các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu.
Theo báo cáo, tính đến 6 giờ ngày 21/10, cơ quan chức năng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 52.598 phương tiện/263.044 ngư dân biết để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm./.
22:42 09/01/2025
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh