Từ ngày 3 đến ngày 7-5-2010, tạiParis, cộng hòa Pháp, đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng do ông Nguyễn VănThành, Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu tham gia đoàn công tác của Chính phủ ViệtNam tham dự Hội nghị đại dương, vùng bờ và đảo toàn cầu lần thứ 5 do UNESCO tổchức, với chủ đề “Bảo tồn và nâng cao năng lực quản lý vùng bờ, các đảo và đại dương bảo tồnđa dạng sinh học”.
| Chủ tịch Nguyễn Văn Thành và Tiến sĩ Natarajan Ishwaran tại trụ sở UNESCO |
Hội nghị bàn về các nội dung bảo đảm sự tồn tại, sự sống còn, nâng cao năng lực quản lý, giảm thiểu và thích ứng với sựu biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học (IOC) của UNESCO. Sau phiên khai mạc đã diễn ra 67 phiên họp với các nội dung khác nhau liên quan đến quản lý biển, vùng bờ, đại dương và biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Hải Phòng là một trong 10 thành phố chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đối với các vùng ven biển, các đảo và các hệ sinh thái ven biển.
Ngày 4-5-2010 tại Trụ sở UNESCO, Tiến sỹ Natarajan Ishwaran, Chủ nhiệm Ủy ban Sinh thái học và Khoa học Trái đất, Tổng thư ký Ủy ban Con người và sinh quyển UNESCO (MAB) đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng. Giáo sư đánh giá cao mô hình quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà của thành phố Hải Phòng và bày tỏ mong muốn trong thời gian tới UNESCO, MAB thông qua UBND thành phố Hải Phòng sẽ có nhiều hoạt động có hiệu quả hơn nữa tại Hải Phòng.
Ngày 5-5-2010, đồng chí Nguyễn Văn Thành và GS. Rafael Lotilla, Giám đốc điều hành tổ chức quản lý môi trường biển khu vực Đông Á đồng chủ trì Hội nghị bàn tròn cấp địa phương, tỉnh và khu vực. Tại hội nghị chuyên đề về chính sách khoa học công nghệ này, đ/c TS. Nguyễn Văn Thành đã có báo cáo khoa học về nội dung quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên biển, vùng bờ, các đảo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tại phiên họp các nhà lãnh đạo cấp địa phương, khu vực và các nhà khoa học đã thảo luận, đánh giá tổng quan về đa dạng sinh học biển; quản lý vùng đất ngập nước ven biển nhiệt đới và nhu cầu gia tăng về hải sản, công nghiệp nuôi trồng thủy sản mang tính bền vững sinh thái và trách nhiệm của xã hội; tầm quan trọng của việc thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn biển; những vấn đề thực tiễn, những cơ hội, yêu cầu và thách thức đặt ra với chính quyền các địa phương về 3 vấn đề chính: Biến đổi khí hậu và đại dương, đa dạng sinh học và quản lý tổng hợp, giới thiệu những mô hình tốt nhất trong công tác Quản lý tổng hợp vùng ven biển và đại dương dựa vào hệ sinh thái (mục tiêu toàn cầu 2010) cấp quốc gia và cấp khu vực ngoài thẩm quyền quốc gia, phương thức hỗ trợ của cộng đồng các quốc gia trong khu vực, các tổ chức khoa học đối với các chính quyền địa phương.
Kế hoạch bảo đảm sự sống còn của vùng bờ biển và nội địa từ sự ấm lên của trái đất và mối đe dọa từ các hoạt động của con người; du lịch ven biển và biến đổi khí hậu vùng ven bờ; hướng tới quản lý tổng hợp đại dương và vùng ven biển dựa trên kết quả và các hệ sinh thái …
Xây dựng cơ chế điều phối chung của khu vực, xác định các vấn đề ưu tiên và mục tiêu quản lý mang tính tổng hợp. Ban hành các cơ chế, chính sách với mục tiêu quản lý tổng hợp, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển ở vùng ven biển.
PV |