Chú trọng nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai

17:14 25/04/2022

Đó là chỉ đạo của đồng chí Lê Văn Thành, UVTƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ quốc gia về PCTT, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai & TKCN, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác PCTT & TKCN năm 2022, sáng 25-4, tại điểm cầu Hà Nội. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành TW, một số tổ chức quốc tế. Tại điểm cầu Hải Phòng, có các đồng chí: Lê Anh Quân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP và các đồng chí trong Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng

Năm 2021, thiên tai ở nước ta tuy không khốc liệt, dị thường như năm 2020 nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Cả năm, đã xảy ra 18/22 loại hình thiên tai, trong đó có 12 cơn bão, ATNĐ; 326 trận dông, lốc, mưa lớn; 170 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 139 trận động đất; 403 điểm sạt lở nguy hiểm.

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do dịch covid cũng như thiếu thốn về nguồn lực, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng, công tác PCTT&TKCN của nước ta đạt được kết quả toàn diện, nổi bật. Thiệt hại do thiên tai giảm nhiều so với năm 2020 và các năm trước đó. Thiên tai năm 2021 đã làm 108 người chết, mất tích (giảm 70% so với năm 2020), gây thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỷ đồng (giảm 87% so với năm 2020).

Tại Hải Phòng, năm qua, thiên tai đã làm 2 người chết, công trình kè biển tại khu du lịch Đồ Sơn bị hư hỏng, hơn 4.000 ha lúa bị đổ và gần 140 ha hoa màu bị ảnh hưởng. Để chủ động phòng chống, giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra, thành phố đã xây dựng 30 phương án bảo vệ các khu vực trọng điểm, xung yếu; thường trực sẵn sàng phương châm “4 tại chỗ” với lực lượng cơ động gần 41 ngàn người cùng hàng ngàn phương tiện, vật tư các loại…

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, năm 2022, thiên tai tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, dị thường, có khả năng xuất hiện bão mạnh trái quy luật với khoảng 12-14 cơn bão, ATNĐ hoạt động trên khu vực biển Đông. Lượng mưa trong năm có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan.

Để chủ động ứng phó hiệu quả trước thiên tai, từ nay đến cuối năm, BCĐ quốc gia về PCTT, Ủy ban  quốc gia ứng phó sự cố thiên tai, TKCN, xác định rõ 9 nhóm nhiệm vụ chung, trọng tâm cần tập trung triển khai.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau: Chú trọng nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai. Với phương châm “phòng là chính” cần nhanh chóng triển khai công tác thanh, kiểm tra; tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó thiên tai từ Trung ương đến cơ sở; nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng. Đồng thời, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu và chuyên dùng phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành; hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn đảm bảo TKCN được kịp thời; phản ứng nhanh chóng, chính xác trong xử lý sự cố thiên tai khi có tình huống phát sinh, nhất là khi xảy ra các tình huống thiên tai lớn cả ở trên biển, đất liền, vùng sâu, vùng xa dễ bị chia cắt, cô lập. Kiện toàn hệ thống tổ chức, xây dựng các kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện, đào tạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn đảm bảo nội dung, chương trình, sát với thực tế.  Củng cố lực lượng PCTT &TKCN tại cơ sở; từng bước xây dựng lực lượng chuyên nghiệp, hiện đại trong quá trình ứng phó, xử lý sự cố thiên tai. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với tổ chức diễn tập các phương án. Triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác PCTT&TKCN nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người dân và cộng đồng. Xác định công tác PCTT&TKCN là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội. Từ đó, tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai; nâng cao công tác cứu hộ, cứu nạn… Triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác PCTT&TKCN nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người dân và cộng đồng; xác định công tác PCTT&TKCN là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội. Tiếp tục rà soát, bổ sung bảo đảm đồng bộ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đáp ứng thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ PCTT&TKCN..

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông