Chuyển đổi số - Cơ hội phát triển trong thời kỳ hội nhập uốc tế sâu rộng

21:27 25/02/2022

Đối với thành phố Hải Phòng, cửa ngõ giao thương quốc tế lớn nhất khu vực phía Bắc của Việt Nam, có độ mở sâu và rộng bậc nhất cả nước trên lộ trình hội nhập quốc tế, chuyển đổi số đã được quan tâm khá sớm. Hiệu quả cũng được thể hiện rõ nét trong một số lĩnh vực như cải cách thủ tục hành chính tại các mô hình “một cửa”, dịch vụ công trực tuyến trong các lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập cảnh… và mới đây nhất là các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Hải quan Hải Phòng là một trong những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ số vào hoạt động nghiệp vụ.

          Kỳ 2- Hải Phòng chủ động nhập cuộc

          Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng chuyển đổi số của Hải Phòng thời gian qua mới được ứng dụng mang tính tự phát, cục bộ, chưa trở thành chương trình, kế hoạch trên diện rộng.

Vì vậy kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, Hải Phòng đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, xây dựng đề án, tiến hành các thủ tục cần thiết để triển khai thực hiện.

          Ngày 26-10-2021, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về “Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, xác định rõ chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

Nghị quyết đề cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu; hành động đồng bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Nghị quyết 03-NQ/TU xác định mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội thành phố dựa trên áp dụng công nghệ số, dữ liệu số.

Tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số, với ba trụ cột kinh tế: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân; tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo nền tảng vững chắc để hiện thực hóa những định hướng chiến lược theo tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cụ thể trước mắt, mục tiêu cơ bản đến năm 2025: Thứ nhất về Chính quyền số, đảm bảo 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; 90% hồ sơ công việc tại các cơ quan thành phố; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ phạm vi bí mật nhà nước).

100% cơ quan nhà nước thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; hồ sơ dữ liệu điện tử được tạo, lưu giữ, chia sẻ theo quy định; Tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Thứ hai về Kinh tế số, phấn đấu kinh tế số chiếm 25% GRDP thành phố; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 15%; Thứ ba về Xã hội số: Hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ 90% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G khu vực đô thị trung tâm. Phổ cập điện thoại di động thông minh, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%, cung cấp danh tính số trên nền tảng di động cho tối thiểu 40% người dân sống và làm việc trên địa bàn thành phố.

Đồng thời Nghị quyết 03 cũng đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2030, trong cả hai giai đoạn, các chỉ tiêu phấn đấu của Hải Phòng đều cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung cả nước. Cho thấy Hải Phòng thể hiện rất cao tinh thần quyết tâm, chủ động, một mặt bám sát Chương trình quốc gia, nhưng cũng sáng tạo những hướng đi phù hợp với tình hình thực tế phát triển của thành phố.

Kỹ thuật số là nền tảng trong điều hành sản xuất tự động tại Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast Hải Phòng

Để nhanh chóng đưa Nghị quyết 03-NQ/TU cũng như Chương trình quốc gia về chuyển đổi số vào cuộc sống, thành phố Hải Phòng đã lựa chọn chuyển đổi số là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, đưa vào chủ đề hành động năm 2022. Đó là: “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số”.

UBND TP đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo các quận huyện và các xã phường thị trấn, do do các đồng chí Chủ tịch UBND các cấp làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm và thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới cơ quan, đơn vị, địa phương.

Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng, UBND TP đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành và Nhân dân thành phố về tầm quan trọng của chuyển đổi số để phục vụ việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Chủ tịch UBND TP, Trưởng ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố nhấn mạnh, Hải Phòng sẽ quyết liệt chỉ đạo thực hiện nội dung này, nhằm tạo ra những kết quả rõ nét, hướng tới mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số.

 Lê Minh Thắng (còn nữa)

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông