16:30 05/03/2017
Một, hai, ba, bốn, rồi năm ca…, những chiếc xe đẩy bệnh nhân liên tiếp lăn bánh vào khoa cùng những bước chân dồn dập, hối hả, không khí nơi đây như nóng lên từng giờ… Đúng là có mắt thấy tai nghe mới cảm nhận được áp lực căng thẳng và nhọc nhằn của đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng ở Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Kiến An. Hầu hết bệnh nhân ở đây đều trong tình trạng hôn mê, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh. Song với sự tận tâm, hết lòng vì người bệnh, trình độ chuyên môn vững vàng, từng phút, từng giây; không kể ngày hay đêm, ngày thường hay ngày nghỉ, họ vẫn thầm lặng, nỗ lực để giành lại sự sống cho bệnh nhân… Những trải nghiệm Chỉ gần nửa ngày có mặt ở Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Kiến An - nơi tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân nặng, nguy kịch trên địa bàn và các huyện lân cận, chúng tôi đã được chứng kiến 6 ca cấp cứu, mà hầu hết bệnh nhân đều trong tình trạng nguy kịch, tính mạng của người bệnh chỉ tính bằng giây, bằng phút. Cũng bởi vậy, khoa Hồi sức được gọi là “cửa ngõ”, là nơi “đầu sóng ngọn gió” của bệnh viện. Với đặc thù công việc nên không khí làm việc ở đây lúc nào cũng khẩn trương và tất bật. Một, hai, ba, bốn, rồi năm ca…, những chiếc xe đẩy bệnh nhân liên tiếp lăn bánh vào khoa cùng những bước chân dồn dập, hối hả, không khí nơi đây như nóng lên từng giờ… Đúng là có mắt thấy tai nghe mới cảm nhận được áp lực căng thẳng và nhọc nhằn của đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng ở Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Kiến An. Hầu hết bệnh nhân ở đây đều trong tình trạng hôn mê, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh. Song với sự tận tâm, hết lòng vì người bệnh, trình độ chuyên môn vững vàng, từng phút, từng giây; không kể ngày hay đêm, ngày thường hay ngày nghỉ, họ vẫn thầm lặng, nỗ lực để giành lại sự sống cho bệnh nhân… Những ca bệnh nặng được chuyển từ các khoa khác trong bệnh viện và các quận, huyện phía Tây Nam của thành phố như: Kiến An, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão và một số xã của huyện An Dương. Ca, kíp trực của đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng phải làm việc suốt ngày đêm. Bởi đạo đức nghề y không cho phép họ lơ là với bất cứ một ca bệnh nào, dù cho áp lực tăng lên gấp bội. Không khí làm việc ở đây lúc nào cũng khẩn trương. Trong số hàng nghìn bệnh nhân được cứu sống, các bác sỹ, điều dưỡng Khoa hồi sức tích cực còn nhớ như in trường hợp bệnh nhân Bùi Văn Dương, sinh 1993, ở thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, bị vật sắc nhọn đâm thấu ổ bụng, gây sốc mất máu cấp, đã được cứu sống hy hữu. Bệnh nhân được chuyển đến khoa vào 22h40 ngày 11-12-2016, trong tình trạng tri giác lơ mơ, toàn thân tái lạnh, vã mồ hôi, niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp không đo được, nhịp tim nhanh. Vùng mạng sườn trái có vết thương dài 5cm, từ dưới lên trên, đâm thấu bụng, gây tổn thương lách, tụy, gan và phổi trái dẫn đến chảy máu ồ ạt, gây sốc mất máu cấp, nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sỹ đã nhanh chóng cho truyền dịch keo, truyền máu để nâng huyết áp. Rồi lập tức chuyển bệnh nhân sang phòng mổ, hồi sức tích cực và tiến hành phẫu thuật xử lý tổn thương, mở ổ bụng, khâu vết thương gan, cắt thân và đuôi tụy để cầm máu… Cuộc phẫu thuật kéo dài 5 tiếng, bệnh nhân đã được truyền hơn 13 lít máu và chế phẩm từ máu. Sau mổ, bệnh nhân được chuyển về khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn tối đa, mất hết các phản xạ, da và niêm mạc trắng nhợt. Dẫn lưu ổ bụng của bệnh nhân vẫn tiếp tục thấy dịch đỏ loãng. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu và rối loạn đông máu rất trầm trọng; xét nghiệm hồng cầu chỉ còn 1/10 so với người bình thường. Tiên lượng bệnh nhân tử vong cao. Tuy nhiên, với quan điểm dù bệnh nhân chỉ còn vài % hy vọng sống thì phải quyết cứu bằng được, bác sỹ đã chỉ đạo cho bệnh nhân được hồi sức tích cực, đồng thời bù dịch, bù máu và các chế phẩm máu, thở máy, chống rối loạn đông máu, điều trị kháng sinh và điều kỳ diệu đã đến. Được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của tập thể y bác sỹ khoa Hồi sức tích cực, sau gần 1 tháng điều trị, bệnh nhân Dương đã được cứu sống và xuất viện trở về gia đình trong niềm hạnh phúc vỡ òa của người thân. Hết lòng vì người bệnh Bác sỹ chuyên khoa II Lương Quang Hưng, Phó trưởng khoa phụ trách Hồi sức tích cực, cho biết: “Khoa hiện có 7 bác sỹ, 24 điều dưỡng, với 22 giường bệnh. Nhiệm vụ của khoa là cấp cứu những bệnh nhân nặng, điều trị trong toàn viện, đồng thời cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên. Không dừng ở đó, khoa Hồi sức tích cực còn có nhiệm vụ phối hợp với bệnh viện tuyến dưới trong xử trí tình huống cấp cứu, hỗ trợ chuyên môn trong cấp cứu. Bệnh nhân đến khoa chủ yếu liên quan đến hô hấp, tuần hoàn và não trong tình trạng nguy cấp đến tính mạng, cần phải cứu chữa ngay. Do đó, yêu cầu mỗi cán bộ, nhân viên phải năng động, nhanh trí, tận tình và chính xác, không một ai được phép lơ là, mà tất cả hợp thành một đội quân đoàn kết, thống nhất, thuần thục xử lý tốt các tình huống cấp cứu bệnh nhân”. Về nguyên tắc, y bác sĩ, nhân viên lao động nơi đây làm việc theo ca, kíp liên tục 24 giờ, sau đó được nghỉ 24 giờ. Tuy nhiên, do không đủ nhân lực nên các y bác sỹ phải thường xuyên làm tăng giờ, nhất là những ngày lễ, tết. Mỗi bác sĩ phải trực ở bệnh viện từ 3 - 4 đêm/tuần, điều dưỡng kéo dài thời gian giao ca từ 8 - 12 giờ đồng hồ đã trở thành chuyện bình thường. Ðã căng về thời gian như vậy nhưng đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng của khoa còn luôn phải làm việc trong môi trường áp lực cao, vừa đối diện với tình trạng nguy kịch của bệnh nhân lại vừa phải đối diện với sự nóng nảy của người nhà. Vì thế họ không chỉ phải rèn luyện về chuyên môn mà còn phải rèn luyện cho mình thói quen chịu đựng, bao dung, thấm nhuần 12 điều y đức của người thầy thuốc Việt Nam để làm tròn trách nhiệm của mình. Trước cường độ, áp lực công việc như vậy, nếu không có lòng yêu và say nghề, tình yêu thương người bệnh, sự nhẫn nại và chịu đựng thì người thầy thuốc ở đây khó lòng bám trụ nổi. Trong năm qua, khoa Hồi sức tích cực đã tiếp nhận hơn 9.000 bệnh nhân, nhiều ca thập tử nhất sinh. Ngày nào cũng vậy, ngay sau buổi giao ban là tập thể y, bác sĩ của khoa lại bắt tay vào công việc: Thăm khám, đánh giá tiên lượng, chỉ định điều trị, chăm sóc hỗ trợ... Và hơn hết, tập thể khoa luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, nhất là quy chế cấp cứu người bệnh, đề cao ứng xử trong giao tiếp, không để xảy ra phiền hà đối với bệnh nhân, tạo tâm lý thoải mái, niềm tin cho người bệnh và gia đình bệnh nhân đến điều trị. Nhận xét về tinh thần trách nhiệm của y, bác sỹ Khoa hồi sức tích cực, chị Cao Thị Thuyên, ở Đông Nham, Quốc Tuấn, An Lão (con dâu bệnh nhân Vũ Thị Hoa, 55 tuổi, đang điều trị ngộ độc do rắn cạp nia cắn), cho biết: “Sau gần 1 tháng điều trị tại Khoa hồi sức, mẹ tôi luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc tận tình của tập thể bác sỹ và điều dưỡng”. Trước đó, khi đưa bà Hoa vào cấp cứu, gia đình không còn hy vọng, bởi bà đã mất hoàn toàn khả năng tiếp xúc, bị liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp, không thở được, dẫn đến suy hô hấp nặng, toàn thân tím đen, huyết áp, tim mạch không ổn định, nguy cơ tử vong cao. Lúc này, gia đình cũng không xác định được nguyên nhân gây bệnh, bởi trước đó bà Hoa hoàn toàn khỏe mạnh, sau khi đi cấy lúa ngoài ruộng về được vài tiếng thì đột nhiên lâm bệnh trọng. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân Hoa, các bác sỹ Khoa hồi sức tích cực đã áp dụng các biện pháp cấp cứu, hồi sức, đặt nội khí quản và thở máy, điều trị các triệu chứng ngộ độc của rắn cạp nia cắn. Sau hơn 20 ngày tích cực điều trị, bệnh nhân vẫn thở máy nhưng đã qua cơn nguy kịch, các vận động phục hồi, tiếp xúc tốt. Dự kiến trong khoảng hơn 10 ngày tới, bệnh nhân sẽ xuất viện… “Đem lại sự hồi sinh cho bệnh nhân là niềm vui không gì sánh được đối với chúng tôi. Những lúc như vậy, chúng tôi như quên đi hết những mệt mỏi, áp lực công việc” - bác sỹ Lương Quang Hưng tâm sự. Ngày đêm lặng lẽ hết lòng vì người bệnh, các y bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực đã để lại những ấn tượng tốt đẹp, tạo được niềm tin yêu của người bệnh và nhân dân. Hồng Hải |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết