09:46 16/04/2017
Ảnh minh họa
Với những người mắc phải sai lầm đặc biệt nghiêm trọng, phải trả giá đắt bằng chính mạng sống, hết thảy đều rơi vào trạng thái hoảng loạn, tuyệt vọng. Vào phòng biệt giam, chờ ngày thi hành án, người mà tử tù tiếp xúc thường xuyên, bấu víu trong quãng đời ngắn ngủi còn lại chính là những quản giáo. Nắm bắt được tâm lý các tử tù, bằng biện pháp nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao, các cán bộ quản giáo ở Trại tạm giam CATP đã làm tất cả những gì có thể để họ tiếp tục sống tốt trong những ngày cuối đời…
Căng thẳng tột cùng vì áp lực công việc
Trại tạm giam CATP hiện có 23 tử tù (21 nam, 2 nữ) đang ở trong khu nhà biệt giam, chờ thi hành án. Mỗi tử tù mang một bản án khác nhau, hoàn cảnh phạm tội cũng khác nhau, nhưng khi bị tuyên án tử hình họ đều rơi vào trạng thái sốc, hoảng loạn, thậm chí còn tuyệt thực và tìm cách tự sát.
Vẫn biết rằng lầm lỗi nào rồi cũng phải trả giá đắt, nhưng có gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với những tử tù vắn số này, các cán bộ làm nhiệm vụ trông coi, quản lý mới hiểu và cảm thông được tâm lý của họ.
Là một trong 4 cán bộ phụ trách buồng riêng nam, Trung úy Nguyễn Bá Toàn luôn hiểu rất rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Ngoài những công việc chuyên môn được giao, anh còn phải làm tốt nhiều “phần việc không có trong hồ sơ” như: nắm bắt diễn biến tình cảm, khi là bác sỹ, khi là chuyên gia tâm lý gỡ rối tâm trạng của tử tù, để có liệu pháp thích hợp cho mỗi trường hợp trong công tác quản lý.
Gắn bó với cái nghề được cho là bận hơn cả nuôi con thơ và căng thẳng vì áp lực công việc, anh Toàn có rất ít thời gian dành cho tổ ấm nhỏ của mình. Cũng may mà người vợ luôn động viên tinh thần, giúp anh vững tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những tử tù anh đang trông coi thì đa số là thành phần bất hảo. Con đường dẫn đến tội ác của họ không giống nhau, song phần lớn liên quan đến ma túy và giết người. Khi phải trả giá cho tội lỗi gây ra, nhiều tử tù có diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp, thay đổi như thời tiết.
Kể về đặc thù nghề nghiệp, Trung úy Nguyễn Bá Toàn tâm sự: “Những phạm nhân mức án thấp, còn có ngày về, họ vẫn không thoát khỏi cảm giác hẫng hụt cô đơn. Huống hồ những tử tù đang chờ thi hành án, thường nảy sinh rất nhiều suy nghĩ tiêu cực, liều lĩnh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giam giữ.
Cũng có những người lì lợm, chống đối, thường đưa ra những yêu sách, đòi hỏi cán bộ quản giáo phải đáp ứng. Do đặc thù công việc phức tạp này, mỗi cán bộ quản giáo phải kiêm nhiệm cả những phần việc không ai dạy. Nếu không, các tử tù tìm đủ các chiêu trò chống đối, phá phách…”.
Số lượng tử tù tại trại khá lớn nên việc quản lý cũng thêm phần khó khăn, vất vả. Đặc biệt, có những trường hợp cá biệt khiến các quản giáo hết sức đau đầu vì những chiêu có một không hai. “Cứng đầu” nhất ở khu biệt giam phải kể đến tử tù L.V.G., sinh 1966, ở thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội về tội giết người. Cuối năm 2012, do bị một phụ nữ ở cùng quê nói lời tuyệt tình, G. đã thủ sẵn con dao bầu rồi tới nhà chị này “nói chuyện” để “nối lại tình xưa”. Sau một hồi van xin chắp nối lại tình cảm không được, G. đã lạnh lùng vung dao sát hại nạn nhân và phải nhận mức án cao nhất là tử hình. Từ khi vào chốn biệt giam, G. không có người thân thăm nuôi nên luôn giữ thái độ im lặng, lì lợm.
Cán bộ quản giáo nói gì hắn cũng gật hoặc lắc đầu, rồi sau đó bắt đầu chống đối. Đã nhiều lần, tử tù nàỵ tích xú uế trong buồng giam, không cho dọn vệ sinh, khiến mùi hôi thối bốc nồng nặc. Không dừng lại, G. còn liên tục la hét, chửi bới cán bộ quản giáo một cách thậm tệ, tỏ ra bất cần đời, thường xuyên bỏ cơm, đập phá chậu, chống đối cán bộ, không chấp hành nội quy, quy chế của trại. Song, bằng sự cảm thông giữa con người, cán bộ quản giáo đã giúp G. ổn định tâm lý. Hối hận, day dứt với tội lỗi của mình, tử tù G. đã nhiều lần viết đơn xin thi hành án sớm để lương tâm được thanh thản…
Một trường hợp khác là T.V.C., sinh 1972, ở phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền (kẻ đã dùng dao sát hại Thiếu tá Bùi Tiến Tường, Phó trưởng CAP Hùng Vương, quận Hồng Bàng vào năm 2005), sống trong buồng riêng được tròn 1 năm.
Là kẻ liệt vào hạng “có máu mặt” trong nhóm giang hồ đất Cảng, sau khi gây án, C. bỏ trốn sang Hồng Kông, đến đầu năm 2014 mới quay về Việt Nam. Hắn thay tên đổi họ, vào TP Buôn Mê Thuộåt sống, hành nghề đòi nợ thuê và đã bị lực lượng công an bắt theo lệnh truy nã.
Cũng theo Trung úy Nguyễn Bá Toàn kể lại, khi phải gánh mức án cao nhất của pháp luật, những tháng đầu “nhập xiềng”, C. cũng tỏ ra “lì”, chống đối không ra mặt, hay làm khó cán bộ quản giáo. Cứ vài ngày, C. lại xin cán bộ giấy, bút để viết thư hoặc làm thơ, viết truyện…, sau đó nhờ phạm nhân phục vụ chuyển đến các tử tù khác. Những yêu sách trên nếu không được đáp ứng thì C. bỏ ăn, đôi khi còn có ý định tự tử.
Trước diễn biến tâm lý bất thường ấy, quản giáo Toàn đã phải nhẹ nhàng, mềm mỏng động viên tư tưởng để giúp tử tù ổn định tâm lý. Chính liệu pháp tinh thần đó đã khiến T.V.C nhận ra giá trị thực của cuộc sống đang được tính ngược trước mắt, bớt bi quan, không còn như những ngày đầu nằm xiềng, biết quý trọng những giây phút còn lại của cuộc đời.
Lấy tình người để thu phục
Thiếu tá Bùi Thị Bích Liên về công tác tại Trại tam giam CATP từ năm 2000. Bằng sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ngoài công việc phụ trách buồng chung, năm 2012, Liên được Ban giám thị trại phân công quản lý buồng riêng nữ. Là người vợ, người mẹ trong gia đình, lại đảm nhiệm công việc hết sức vất vả nhưng chị luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Quản lý, giáo dục can, phạm nhân đã khó, đối với nữ quản giáo buồng riêng thì nhiệm vụ lại càng khó khăn, nặng nề hơn gấp bội phần. Mình phải để ý đến họ từng giờ, xem tâm lý thế nào, ăn uống ra sao. Tất cả mọi công đoạn đều không thể lơ là, không thể chủ quan” - quản giáo Liên tâm sự.
Trong số 2 tử tù nữ đang chờ thi hành án, có tử tù Đ.T.H. (biệt danh là H. “gấu”) bị kết án tử hình về tội mua bán trái phép chất ma túy, rất lầm lì, lúc nào cũng âm thầm chờ thời cơ để “bắt lỗi” cán bộ quản giáo. Theo Thiếu tá Liên, mỗi lần tiếp xúc với H. là cả cuộc đấu trí căng thẳng, bởi tử tù này rất nhẹ nhàng, nhưng chống đối khá quyết liệt.
Thiếu tá Liên kể lại, có lần đi vệ sinh, H. không tự đổ bô mà bắt phạm nhân phục vụ phải đổ. Khi quản giáo yêu cầu H. tự làm thì phạm nhân từ chối với lý do bị ốm. Bằng những lời lẽ phân tích và dùng tình người để thu phục, quản giáo Liên đã khiến H. chấp hành tốt những quy định của trại.
Có lẽ, trước những khó khăn, vất vả, căng thẳng trong nghề, chính cái tâm đã giúp người cán bộ quản giáo vượt qua tất cả để công tác quản lý giam giữ những đối tượng có án tử hình tại Trại tạm giam CATP liên tục trong nhiều năm luôn bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Và đối với mỗi cán bộ quản giáo buồng riêng không gì hơn ngoài một tinh thần thép, cùng với lòng bao dung, vị tha sâu sắc.
Chính vì thế, ở Trại tạm giam CATP có những tử tù tưởng như đã không thể giáo dục được, nhưng trong những phút cuối, chút lương tri lại trỗi dậy, trước khi bị đưa đi thi hành án họ còn xin được bắt tay cán bộ quản gi
Hồng Hải
14:01 21/12/2024
12:29 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết