Chuyên mục Luật Cảnh sát cơ động phần II Thông tư 54: Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh CSCĐ, Giám đốc Công an cấp tỉnh trong thi hành Thông tư

09:27 17/01/2024

Tại Điều 22, Chương II Thông tư 54/2022/TT-BCA quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được Bộ trưởng Bộ Công an ban hành ngày 14/11/2022, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ” của Cảnh sát cơ động.

Theo đó, vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ trang bị cho Cảnh sát cơ động.  Về phương tiện trang bị cho Cảnh sát cơ động gồm: Ô tô, mô tô, xe đặc chủng, các loại tàu thuyền, tàu bay trực thăng và các loại phương tiện khác được lắp đặt đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật. Hai bên thành ô tô, xe đặc chủng, các loại tàu thuyền, tàu bay trực thăng tuần tra có in phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang; hai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau mô tô tuần tra có phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang.

Về thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang bị cho Cảnh sát cơ động gồm: Máy quay phim; máy chụp ảnh, ghi âm; Đèn pin chiếu sáng; Máy bộ đàm; Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin liên lạc khác theo quy định của Bộ Công an.

Về “Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ”, tại Điều 23 của Thông tư quy định:

Một là. Đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau:

a) Tuần tra, kiểm soát cơ động chiến đấu;

b) Kiểm soát tại một điểm, chốt trong địa bàn, khu vực trọng điểm; tuyến, mục tiêu phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.

Hai là. Khi sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 22 Thông tư này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Đáng chú ý về “Trách nhiệm thi hành”, tại Điều 25, Chương III của Thông tư quy định như sau:

Một là. Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này;

b) Thống nhất các loại biểu mẫu sử dụng trong hoạt động tuần tra, kiểm soát; biên soạn tài liệu tập huấn nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự cho lực lượng Cảnh sát cơ động;

 c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn nghiệp vụ tuần kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự cho các đơn vị trực thuộc và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Cảnh sát cơ động trên phạm vi toàn quốc.

Hai là. Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động thuộc địa phương mình theo nội dung tài liệu tập huấn do Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động biên soạn.

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật và Thông tư này;

c) Chỉ đạo Công an các cấp thuộc quyền kịp thời phối hợp và tạo điều kiện để Cảnh sát cơ động thực hiện có hiệu quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.

Ba là. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc, Hiệu trưởng các học viện, trường Công an nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. (Hết Thông tư).

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông