Chuyện những người không con ở làng hiếm muộn

18:18 09/10/2010

Không khói bụi, không tồn tại những nhà máy, xí nghiệp nhưng vài nămtrở lại đây, một làng quê yên bình thuộc xã Mỹ Đức, huyện An Lão có gần20 cặp vợ chồng vô sinh. Con số đó cũng đủ để người ta xì xào về cáilàng khó đẻ này…  
Không khói bụi, không tồn tại những nhà máy, xí nghiệp nhưng vài nămtrở lại đây, một làng quê yên bình thuộc xã Mỹ Đức, huyện An Lão có gần20 cặp vợ chồng vô sinh. Con số đó cũng đủ để người ta xì xào về cáilàng khó đẻ này…  

Niềm vui bên con trẻ
Niềm vui bên con trẻ

Lấy chồng từ thủa đôi mươi, cái tuổi mà theo các cụ phải đẻ “sòn sòn” mỗi năm một đứa, ấy vậy mà gần 10 năm nay vợ chồng anh Hùng và chị Tới, ở thôn Tiến Lập vẫn thèm khát có một mụn con. Cũng từng có thai và hồi hộp mong ngày trở dạ cho ra đời một thằng cu chống gậy cho đại gia đình nhà chồng, nhưng không may chị Tới bị băng huyết và từ đó “ông trời” đã vĩnh viễn cướp đi thiên chức làm mẹ của chị. Chồng, gia đình nhà chồng động viên, thậm chí em trai chồng đồng ý cho anh chị một đứa cháu về nuôi để hương khói sau này nhưng anh chị đều gạt đi và tiếp tục không mệt mỏi cố gắng chạy chữa. Cùng hoàn cảnh đó, vợ chồng chị Lan anh Thuân, ở thôn Tân Nam, lấy nhau được 15 năm nay mà vẫn chưa từng được ngửi mùi khai nồng của tã lót con thơ. Con cái - những điều tưởng  hết sức bình thường nhưng lại trở thành mong ước “xa xỉ” của những cặp vợ chồng vô sinh ở cái làng Mỹ Đức này. Anh chị đã chạy chữa khắp nơi, cuối cùng cũng xác định được nguyên nhân là do phía anh Thuân. Không muốn làm tổn thương chồng, nhiều lần chị gạt ý định của anh đi: “Tôi tính, hay là mình chủ động đi xin lấy một đứa con…” Nhưng rồi áp lực của gia đình đôi bên, điều tiếng của thiên hạ đã làm cho tình cảm ấm êm bao năm trời của 2 người có lúc tưởng chừng không giữ được và chồng chị ngày càng “khó chịu”.

Cuộc sống dư giả nhờ cái hiệu cắt tóc ở quê nhưng mỗi khi ngưng “tay kéo, tay lược” xuống thì nỗi buồn về đường con cái lại ùa về với đôi vợ chồng Đỗ Thị Mai Lan, sinh 1973 và Bùi Văn Huy, sinh 1969, ở thôn Kim Châm. Có lẽ, anh chị là một trong những “cây đa, cây đề” trong “hội hiếm muộn” ở cái làng khó đẻ này. Bởi, 6 trường hợp còn lại đều là thế hệ 8X còn họ thì “vượt trội” về số lần tổ chức kỷ niệm ngày cưới. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp như vợ chồng chị Hương, anh Hoàn ở thôn Lang Thượng; chị Hạnh, anh Thắng ở Kim Châm; chị Hảo, anh Hưng ở thôn Tiến Lập… Họ đều đã lấy nhau khá lâu mà chưa có mụn con nào. Mới đây, vì không chịu được miệng lưỡi của thiên hạ, anh H. và chị T. ở thôn Tân Nam đã chia tay nhau. Sau khi ly dị, chị T. đã kết hôn với một người ở quận Kiến An và sớm làm mẹ. Chị Nguyễn Thị Hiên - cán bộ dân số xã Mỹ Đức - buồn rầu cho biết: “Tình trạng hiếm muộn con ở xã Mỹ Đức rơi vào các cặp vợ chồng lấy nhau từ 3 năm trở lên. Và thôn Kim Châm có số lượng tương đối lớn với 7 trường hợp vô sinh, các cặp này đi chữa khắp nơi nhưng vẫn không có khả năng sinh con. Đa phần họ phải chịu điều tiếng của thiên hạ, nhiều cặp vợ chồng phải đứt gánh giữa đường”.

Ở đời là vậy, khi trong cuộc sống của họ xảy ra nhiều điều bất trắc thì họ cố bám víu vào một thứ gì đó để an ủi. Vì vậy mà phần đông các cặp vô sinh ở cái làng này đều là những con nhang đệ tử của các đền điện ở mọi nơi. Thậm chí kẻ đi xa lặn lội vào tận tỉnh Đồng Nai để xin “nước giếng làng sinh đôi” chữa bệnh hiếm muộn (?!), người ở gần thì được thầy cho giờ đẹp để “động phòng”, cái hướng nhà này không hợp cho việc sinh con, cái bếp này hướng lụi bại về đường con cái, để rồi hôm sau hàng xóm thức dậy “ngỡ ngàng” về cái ngõ mới mở, cái bếp mới xây bị đập tan nát của vợ chồng hàng xóm, cả chuyện trong một tháng có vợ chồng phải thay gần chục đôi chiếu và vài chiếc giường… Cuối cùng thì tiền mất tật mang mà vẫn đỏ mắt chờ  một mụn con cũng không có.

Khi trong nhà đã tỏ thì cái lý sự: “Tại anh tại ả tại cả đôi bên” của xóm làng được vận dụng một cách triệt để. Một đồn 10, mười đồn 100, chuyện về các anh chồng trong cảnh “súng tịt ngòi” hay những cô vợ “bảo hoài mà không nghe”, trở thành chuyện thời sự “nóng” ở nông thôn. Và cái sự tại cả “đôi bên” được xóm làng mổ xẻ ra bàn luận, người sẵn ghen ghét thì cay nghiệt bàn ra tán vào, nào là chắc con vợ và thằng chồng hồi trẻ ăn chơi trác táng bây giờ hậu quả mới vậy. Người có đôi chút mê tín thì phán chắc nhà cửa bị động, rước dâu vào cái giờ “hung”, người ra vẻ thông cảm thì cho rằng âu cũng là cái số… Ôi thôi, bao lý do được đưa ra, còn người trong cuộc thì tủi, hờn và họ tự sống khép kín. Ngồi tâm sự với tôi, chị Tới không kìm được cảm xúc cho biết: “Không phải mình là người xa cách mọi người, nhưng họ không phải là người trong cuộc nên không hiểu hết nỗi khổ tâm của bọn em. Ngại nhất là tới những chỗ đông người, họ xăm soi bàn tán không biết bệnh gì hay ăn ở thế nào mà mãi không có mụn con. Nhiều lần em tủi thân chảy nước mắt trước mọi người, về nhà chồng tưởng ai bắt nạt hỏi mãi mới nói…”.

Cảm thông trước nỗi đau của con, bố mẹ của anh chị anh em trong nhiều gia đình đã chủ động cho anh chị “nhận” một cháu mới sinh về nuôi nhưng phần đông trong số họ từ chối. Chị Tới cho biết: “Đã nhiều lần em chồng mình đề cập đến việc cho anh chị nuôi con nhưng bọn mình từ chối, mình không muốn chia lìa tình mẫu tử của họ”. Và còn rất nhiều trường hợp các chị khác cũng cùng hoàn cảnh với chị Tới. Người ta bảo ở đời được cái này mất cái nọ, số đông chị em bị mất đi thiên chức làm mẹ họ lại nhận được tình yêu thương của gia đình. Như trường hợp của chị Tới, biết vợ không sinh đẻ được nữa, chồng chị anh Hùng luôn an ủi và động viên vợ: “Người ngoài nói thế nào thì nói, quan trọng là tình cảm vợ chồng mình”. Được sự động viên của gia đình, anh chị đã quyết định nhận con nuôi. Nhờ người quen giới thiệu, anh chị đã nhận nuôi bé Đỗ Tâm Như thiếu bố mẹ tại Bệnh viện phụ sản. Từ ngày có con nhỏ, căn nhà anh chị trở nên ấm cúng và rộn ràng tiếng cười nói. Chị Tới vui vẻ cho biết: “Từ ngày có cháu nhỏ, mọi sinh hoạt trong gia đình bị xáo trộn nhưng ai cũng vui, nhất là anh Hùng. Cứ tối tối đi làm về anh lại chạy vào ôm hôn con”.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, khi cái tuổi chuẩn bị lên chức ông bà thì anh Lúa và chị Giang ở Kim Châm mới tìm thấy niềm vui khi xin được 2 đứa con nuôi. Đứa con lớn đầu tiên của anh chị năm nay 3 tuổi, năm 2009 anh chị xin thêm một cháu trai bụ bẫm về nuôi. Muộn màng làm bố mẹ của con thơ khi đã trung tuổi nhưng với anh chị, quãng thời gian này niềm vui gần như được trọn vẹn nhất. Vừa bán hàng tạp hoá, vừa ríu rít bên 2 con nhỏ, dù bận rộn nhưng cuộc sống của 2 người ý nghĩa hơn bao giờ hết…


TRUNG KIÊN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông