16:15 09/04/2020 Dịch bệnh Covid-19 không chỉ gây ra lo lắng về tâm lý, đe dọa sức khỏe con người, mà thời gian qua nó đã gây tổn hại rất lớn về kinh tế xã hội. Trong đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ và người dân đã bị thiệt hại, một số không nhỏ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn.
Người "yếu thế" trong xã hội cần được hỗ trợ
Trong bối cảnh đó, giữa lúc phải căng mình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ “kép” là vừa chống dịch, vừa đảm bảo ổn định sản xuất, duy trì phát triển kinh tế, Chính phủ vẫn đặc biệt chú trọng đến công tác an sinh xã hội. Nổi bật là vừa qua, Chính phủ đã đề xuất quy mô gói hỗ trợ khoảng 62.000 tỷ đồng, với khoảng 20 triệu đối tượng sẽ được thụ hưởng, được xác định là những người “yếu thế” trong xã hội.
Theo đó, dự kiến sẽ có 6 nhóm đối tượng nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ, với thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng, bao gồm: người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; các hộ nghèo, hộ cận nghèo; người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không lương với người sử dụng lao động; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và mất việc làm; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh…
Có thể nói, đây là một động thái hết sức ưu việt của Nhà nước Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn không ít khó khăn so với nhiều nước trên thế giới.
Điều này càng có nhiều ý nghĩa, khi thời gian qua bên cạnh việc triển khai hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19, Việt Nam còn gây tiếng vang khi thực hiện điều trị miễn phí, cung ứng nhu yếu phẩm miễn phí cho những bệnh nhân hoặc thuộc diện cách ly liên quan đến dịch bệnh. Đây là chính sách thể hiện tính nhân văn sâu sắc, mang đậm tinh thần “tương thân tương ái”, đồng thời cũng là bản sắc tiến bộ của Nhà nước XHCN Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc triển khai gói hỗ trợ nêu trên thế nào cho thực sự hiệu quả, bám sát thực tiễn cuộc sống từng địa phương cũng như đảm bảo minh bạch, rõ ràng. Đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản, rất cần sự vào cuộc trách nhiệm và linh hoạt của các cấp cơ sở, để một chính sách lớn phát huy được hết giá trị, cũng như không để “lọt” những người thực sự “yếu thế” trong xã hội.
Hoàng Minh
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh