20:39 14/10/2019 Chuyện thực ra rất nhạy cảm, lẽ ra không muốn nhắc đến, nhưng vì sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, nên cũng khó để qua đi, ấy là những gì liên quan đến một vị sư trụ trì vừa phải… xả giới hoàn tục.
(Hình ảnh minh họa)
Cần phải thấy rằng, trong tâm thức người Việt thì đạo Phật là một phạm trù vô cùng thiêng liêng, không chỉ bởi giáo lý hợp đạo người, mà còn được xem như nền tảng của văn hóa Việt. Bởi vậy, dù không phải ai cũng toàn tòng nương nhờ cửa Phật, nhưng có thể nói trong tâm thì đa số người dân Việt có ý hướng Phật.
Và câu chuyện xảy ra ở Tam Đảo, liên quan đến hành vi của vị từng là trụ trì chùa Nga Sơn đã làm tổn thương hàng triệu con tim Việt, vốn mang trong lòng tâm niệm đó.
Giờ đây, dù Giáo hội Tam Đảo đã có quyết định xử lý nghiêm minh, dù người từng là Đại đức Thích Thanh T. đã trở về với tên tục là Lê Hữu L.
Chuyện càng trở nên khó cảm, khi Lê Hữu L. tuyên bố rằng, hoàn tục trở về còn có vài trăm tỷ, có thể cưới vợ và sống một đời trần sung túc?
Vì ai cũng hiểu tiền ấy ở đâu ra, dù có thể là vật phẩm cúng chùa, dù có thể là tài sản sở hữu mang tên sư trụ trì, nhưng chắc chắn những người cúng tiến đều nguyện rằng mình đã đem đến hiến nơi cửa Phật. Chứ chẳng người hướng Phật nào lại đem tiền của tặng cho một vị thầy đột lốt thầy tu để chơi bời trác táng.
Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, Hiến pháp Việt Nam khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật/Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo/Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Như vậy dù là tôn giáo, tín ngưỡng nào, thì tất cả đều bình đẳng dưới nguyên tắc thượng tôn Pháp luật. Những vi phạm về giới luật cũng như về đạo đức, văn hóa của Lê Hữu L. tựu chung lại đã được Pháp luật điều chỉnh, và người này dù dưới danh xưng nào cũng không được vượt qua nguyên tắc ấy.
Vậy người này càng không thể mạo danh giáo Phật để trục lợi vật chất, tinh thần cho riêng mình, càng không thể khẳng định quyền sở hữu đó khi xả giới hoàn tục.
Mong rằng, trước sự quan tâm của dư luận, các ngành chức năng sẽ cùng Giáo hội Phật giáo làm rõ xuất xứ và quyền sở hữu tài sản liên quan đến nguyên sư trụ trì chùa Nga Hoàng.
Để minh bạch giữa “của thầy và của chùa”, trả lại niềm tin và giá trị thiêng liêng cho người hướng Phật, đồng thời không để trở thành một tiền lệ xấu trong tương lai.
Hoàng Minh
11:40 11/01/2025
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh