16:13 22/04/2019 Những ngày gần đây, dư luận dành nhiều sự quan tâm đến chương trình “Sữa học đường” thông qua các các kênh truyền thông chính thống.
(Ảnh minh họa)
Theo đó, nhiều bài báo cho rằng nhà thầu cung cấp sữa cho chương trình “sữa học đường” của Hà Nội đã vi phạm cam kết, khi cung cấp sản phẩm sữa không đúng như quy định. Cụ thể, loại sữa do Vinamilk được cho là sữa bột pha lỏng chứ không phải là sữa tươi tiệt trùng, trong đó nhà cung cấp đã “chế” thêm 14 loại vi chất dưới dạng “thực phẩm bổ sung”, mà các tác giả cho rằng, đây là một loại thực phẩm chức năng của Vinamilk?
Được biết chương trình “sữa học đường” là một đề án tích cực, được triển khai sớm ở Hà Nội và một số địa phương khác trong cả nước, mục đích nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học, thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam.
Bên cạnh đó, về ý nghĩa kinh tế thì chương trình cũng góp phần kích cầu thị trường, đồng thời khuyến khích ngành chăn nuôi bò trong nước phát triển. Chính vì vậy, nguồn sữa cung cấp cho chương trình được chỉ định là sữa tươi nguyên chất tiệt trùng.
Mặc dù mang tính chất nhân văn như vậy, nhưng ngay từ khi triển khai, chương trình ở Hà Nội đã vấp phải phản ứng từ phía các bậc phụ huynh. Một bộ phận phụ huynh cảm thấy không yên tâm về chất lượng sữa, nhất là khi sản phẩm được cung cấp đại trà, vượt ngoài sự kiểm soát của gia đình.
Trở lại vấn đề đã nêu ở đầu bài, những gì được phản ánh qua báo chí cho thấy, nỗi lo của phụ huynh là có cơ sở. Nếu mọi việc được làm sáng tỏ đúng như thông tin trên, thì thêm một lần nữa chính sách ưu việt của Nhà nước đã bị lợi dụng. Điều nghiêm trọng hơn, sự việc lại diễn ra trong môi trường giáo dục, đối tượng là trẻ em, cho thấy sự xuống cấp về đạo đức của những người được giao trách nhiệm thực thi.
Đối với dư luận, nỗi lo sẽ nhân lên gấp bội nếu vụ việc không bị phát hiện, mà được triển khai trên phạm vi rộng cả nước, thì hàng nghìn tỷ đồng ngân sách cũng sẽ bị “bốc hơi”…
Hy vọng rằng, từ phản ánh của báo chí, các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc làm rõ, để chương trình “sữa học đường” vận hành theo đúng ý nghĩa.
Bên cạnh đó, cũng để môi trường kinh doanh được bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, chứ không bị thao túng bởi một nhóm lợi ích.
Hoàng Minh
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh