17:46 21/06/2022 Năm học 2021-2022 vừa kết thúc, năm học mới còn cách thời điểm này một kỳ nghỉ hè, nhưng câu chuyện về sách giáo khoa dành cho các bậc học phổ thông đã trở thành đề tài nóng, từ cộng đồng phụ huynh học sinh, các trường học cho đến diễn đàn Quốc hội thời gian qua.
(Ảnh minh họa)
Vẫn là những vấn đề xoay quanh việc tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành, giá bán… Theo đó, bên cạnh những nội dung về công tác biên soạn, các quan điểm phê bình cho rằng hình thức sách mới năm nay với khổ to, trọng lượng tăng rất dễ gây quá tải đúng theo nghĩ đen đối với học sịnh phổ thông tiểu học.
Cùng với đó, việc bắt buộc học sinh phải mua sách giáo khoa mới là một sự lãng phí, trong khi những bộ sách cũ vẫn có thể tiếp tục được sử dụng. Chưa kể, giá sách giáo khoa tăng nhiều lần so với trước cũng là một vấn đề bất cập?
Từ quan điểm trên, tại diễn đàn Quốc hội, đã có nhiều ý kiến đề xuất về việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa phổ thông. Trong đó cho rằng, song song với việc sử dụng sách mới, cần khuyến khích tái sử dụng sách cũ dưới hình thức chuyển giao giữa học sinh với nhau hoặc mượn qua thư viện, nhằm giảm chi phí cho phụ huynh học sinh.
Đồng thời, ngành giáo dục cần phải đi đầu trong chuyển đổi số, cụ thể là phát hành sách giáo khoa điện tử, để ai cần nhu cầu có thể tải về sử dụng, tự sao in mà không thay đổi về nội dung. Bên cạnh đó, không được ép buộc học sinh mua các loại sách tham khảo khi chưa phát sinh nhu cầu thực sự.
Trước thực trạng trên, Bộ GD&ĐT vừa ban hành chỉ thị, vè cơ bản chấn chỉnh theo những đề xuất trên. Cụ thể, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các đơn vị phát hành điều chỉnh giảm ngay giá sách giáo khoa phổ thông; Giám đốc các Sở GD&ĐT địa phương nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc, quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa, không viết, vẽ vào sách giáo khoa để sách giáo khoa được sử dụng lại lâu bền.
Đồng thời, Chỉ thị cũng yêu cầu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào.
Bên cạnh đó, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.
Như vậy có thể nói, công tác phản biện xã hội đã phát huy tác dụng, khi những phản biện đó thể hiện đúng trách nhiệm nhằm xây dựng ngành giáo dục nói riêng và đất nước nói chung, mặt khác cũng thể hiện tinh thần dân chủ và hiệu quả đích thực của phát huy dân chủ trong xã hội ta hiện nay. Cũng từ chỉ thị nêu trên, cho thấy sự tiếp thu, cầu thị và kịp thời khắc phục của ngành giáo dục, vì tương lai của con em chúng ta.
Hy vọng rằng trên cơ sở đó, từ nay những câu chuyện bức xúc liên quan đến công tác quản lý giáo dục sẽ giảm bớt cho đến triệt thoái, và đây cũng xứng đáng là bài học kinh nghiệm cho nhừng ngành quản lý khác.
Hoàng Minh
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh