Chuyện thời cuộc: Điện đi trước hay chạy sau thủ tục, quy hoạch

17:56 26/03/2023

Sự nghiệp CNH- HĐH luôn đòi hỏi điện phải đi trước một bước. Thế nhưng, có chuyện ngược đời đã xảy ra. Đó là việc Công ty Điện lực Hải Phòng đã phải chạy đua với thời gian, tìm đủ mọi nguồn kinh phí thực hiện mục tiêu này để nhiều KCN của thành phố được đáp ứng nhu cầu về điện đồng bộ với cơ sở hạ tầng, góp phần thu hút đầu tư. Cùng với đó, tại các khu dân cư, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, lưới điện cũng đã được đầu tư cải tạo nâng cấp giúp cho việc cấp điện an toàn, ổn định… Vất vả là vậy song nhiều khi, việc “đi trước” của ngành Điện cũng gặp phải những trở ngại không nhỏ.

          Công ty cho biết, có thời điểm, quy hoạch KCN được duyệt nhưng quỹ đất cho tuyến điện và trạm điện lại chưa được quan tâm đúng mức nên khi  có nhu cầu xây dựng đường dây và trạm biến áp (TBA), đơn vị phải tốn rất  nhiều thời gian. Điều này đã từng xảy ra ở nhiều KCN, dự án lớn, điển hình như KCN Đình Vũ, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng…  Đó là chưa kể, công tác quản lý quy hoạch chưa tốt dẫn tới việc một số dự án cấp chồng chéo việc xử lý rất phức tạp.

          Rồi nữa, để thỏa thuận được vị trí xây dựng trạm điện và tuyến điện cũng mất nhiều thời gian khi phải xin tham vấn tất cả các sở, ngành, địa phương, không thể hiện được ưu điểm của cải cách hành chính… Còn khi GPMB, các công trình điện cũng luôn gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài, khó giải quyết.

           Một điều khá  nan giải nữa là quy định hạ ngầm lưới điện. Theo Thông tư số 01 ngày 19-5-2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, phần về hệ thống cấp điện có yêu cầu: “Lưới điện cao áp 110kV và 220 kV đi trong nội thị của các đô thị từ loại II đến loại đặc biệt phải quy hoạch đi ngầm”. Về quy định này, Công ty Điện lực Hải Phòng đã phải đề nghị Bộ Xây dựng xem xét chỉnh sửa bởi rất khó thực hiện và làm đội vốn đầu tư. Đơn cử, Công ty đang xây dựng tuyến đường điện từ Trạm 220 kV Dương Kinh đến Big C dài khoảng 12km. Nếu đi nổi và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về an toàn, về mỹ thuật thì chi phí khoảng 176 tỷ đồng; còn hạ ngầm sẽ vọt lên 960 tỷ đồng. Công ty  cho biết, nếu vấn đề này không xử lý được thì những năm tới, việc cấp điện cho khu vực Đình Vũ rất khó khăn. Cũng như vậy, huyện Thủy Nguyên được coi là khu vực đang phát triển “nóng” về điện. Công ty đã xây dựng nhiều kế hoạch phát triển lưới điện tại đây nhưng cũng đang lúng túng khi xác định tuyến đường dây 110 kV, sao cho không đi qua khu vực dân cư để khỏi phải hạ ngầm…

          Từ năm 2016 đến nay, Công ty Điện lực Hải Phòng đã đầu tư hơn 4000 tỷ đồng cho phát triển hệ thống lưới điện. Nhờ vậy, đơn vị đã đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thành phố và sinh hoạt của người dân với tốc độ tăng trưởng phụ tải điện hàng năm ngày một cao. Tuy nhiên, khi thực hiện, Công ty luôn gặp phải rất nhiều vướng mắc như trên, nhất là về quy hoạch, mặc dù đơn vị luôn đi trước, chủ động. Lãnh đạo Công ty cho rằng, quy hoạch lưới điện là định hướng phát triển xây dựng công trình điện. Nhu cầu các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Hải Phòng rất lớn, dẫn tới việc thay đổi phụ tải và phải bổ sung điều chỉnh quy hoạch. Vì những lẽ trên, Công ty đề nghị việc cập nhật, bổ sung quy hoạch nên  thực hiện ít nhất 2 lần trong 1 năm mới đáp ứng yêu cầu phát triển lưới điện phục vụ sản xuất, đời sống. Nếu không, dù công trình điện có đi trước rốt cuộc rồi cũng phải chạy sau các thủ tục và hoàn thành chậm trễ so với kế hoạch, ảnh hưởng tới tiến độ đưa các nhà máy, dự án.

          Tình trạng công trình điện luôn phải chạy sau quy hoạch rất cần được giải quyết triệt để, nhất là khi phê duyệt quy hoạch các KCN, Khu đô thị. Công ty Điện lực cũng kiến nghị, cần nỗ lực rút ngắn hơn nữa thời gian tham vấn ý kiến các sở, ngành, địa phương khi thực hiện công trình điện. Công tác GPMB dứt khoát phải có sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt hơn. Thành phố đang trên đà phát triển, nhu cầu về điện sẽ rất lớn, những vướng mắc, khó khăn này cần sớm được quan tâm, giải quyết để tạo thuận lợi cho “điện đi trước một bước”, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH thành phố./.

          Từ năm 2016 đến nay, Công ty Điện lực đã đầu tư hơn 4000 tỷ đồng cho phát triển hệ thống lưới điện. Nhờ vậy mà đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thành phố và sinh hoạt của người dân với tốc độ tăng trưởng phụ tải điện hàng năm rất cao. Tuy nhiên, khi thực hiện, công ty luôn gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc như trên, nhất là về quy hoạch, mặc dù luôn đi trước, chủ động. Lãnh đạo công ty cho rằng, quy hoạch lưới điện là định hướng phát triển xây dựng công trình điện.

     Nhu cầu các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Hải Phòng rất lớn, dẫn tới việc thay đổi phụ tải và phải bổ sung điều chỉnh quy hoạch. Công ty đề nghị việc cập nhật, bổ sung quy hoạch nên  thực hiện ít nhất 2 lần trong 1 năm mới đáp ứng yêu cầu phát triển lưới điện phục vụ sản xuất, đời sống. Nếu không, dù công trình điện có đi trước cũng phải chạy sau các thủ tục và hoàn thành chậm trễ so với kế hoạch, ảnh hưởng tới tiến độ đưa các nhà máy, dự án vào hoạt động.

          Như vậy, việc công trình điện phải chạy sau quy hoạch cần được giải quyết triệt để, nhất là khi phê duyệt quy hoạch các Khu CN, Khu đô thị. Công ty Điện lực cũng kiến nghị, cần nỗ lực rút ngắn hơn nữa thời gian tham vấn ý kiến các sở, ngành, địa phương khi thực hiện công trình điện. Công tác GPMB cũng cần có sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt hơn. Thành phố đang trên đà phát triển, nhu cầu về điện sẽ rất lớn, những vướng mắc, khó khăn này cần sớm được quan tâm, giải quyết để tạo thuận lợi cho “điện đi trước một bước”, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH thành phố./.

                                                                                                                                           Hồng Thanh

  

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông