15:11 25/06/2019 Trên đây là câu nói không chỉ của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippin mà của nhiều quan chức và người dân tại những quốc gia dành cho những container rác thải khi được trả về nơi mà chúng được chuyển đi.
Theo Tổ chức Môi trường EcoWaste thì một công ty tại Philippin đã nhập 103 container rác thải từ Canada về nước này từ những năm 2013-2014 với khoảng 2.500 tấn rác thải sinh hoạt không thể tái chế. Trong số rác trên, có 26 container đã được chôn lấp, phần còn lại vẫn nằm ở cảng Limbo.
Sau khi nhận thấy quốc gia mình có thể trở thành bãi rác của các nước phát triển, Tổng thống Philippin Duterte đã quyết liệt phản đối và cao trào là tuyên bố chiến đấu với Canada, đặt hạn chót để Ottawa nhận lại số rác nói trên.
Thậm chí Philippin còn phản đối bằng biện pháp ngoại giao đối với Canada như triệu hồi Đại sứ từ Ottawa về nước và đe doạ sẽ tự chuyển rác thải trở lại đổ vào vùng biển của Canada!
Trước những áp lực ngoại giao trên, chính phủ Canada đã phải ký hợp đồng vận chuyển hơn 1,1 triệu USD với một công ty vận tải của Pháp để chở 69 container rác thải từ Philippin về nước mình. Bộ trưởng Bộ Môi trường Canada cũng đã phải thừa nhận: Chúng tôi cam kết với Philippin và đang hợp tác chặt chẽ với họ.
Được biết trước đó, Malaysia cũng tuyên bố sẽ trả lại 450 tấn rác thải nhựa cho các nước Mỹ, Autraylia, Banglades, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản… Mới đây là Inđônêxia tuyên bố trả lại 5 container là nhựa phế liệu, tã giấy trẻ em đã qua sử dụng… kèm với lời nhắn quốc gia này “không phải là bãi rác”!
Như vậy, không ít các quốc gia tại Đông Nam Á đã gia nhập cuộc chiến “Nói không với rác thải” từ các nước phương Tây. Hơn ai hết họ hiểu rằng cùng với gánh nặng chi phí để xử lý rác thải thì hậu quả môi trường để lại cho các thế hệ mai sau là khôn lường.
Đặc biệt để nêu cao trách nhiệm với đất nước, Chính phủ Malayxia còn xem những tổ chức, cá nhân nhập khẩu rác thải nhựa bị cấm là phạm tội phản quốc và sẽ xử lý nghiêm khắc. Thái Lan đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa, còn Việt Nam thì tạm ngưng cấp mới giấy phép nhập khẩu rác thải từ năm 2018.
Là thành phố cảng, trong những năm qua, Hải Phòng cũng là nơi chứa hàng trăm container phế liệu từ lốp xe đã qua sử dụng đến máy móc, thiết bị điện tử và cả hàng đông lạnh. Với nỗ lực cao nhất của các Bộ, ngành, địa phương, con số những container rác thải không mong đợi đã ngày càng giảm.
Tạm biệt, thậm chí là vĩnh biệt là câu nói cần thiết để xây dựng Hải Phòng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung một môi trường lành mạnh, phát triển bền vững.
Kim Oanh
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh