09:04 16/06/2017
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Bùi Thanh Tùng (ảnh), Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng đặt câu hỏi: “Giai đoạn trước khi có Luật đầu tư công, vốn ODA tuy được Chính phủ giao kế hoạch hàng năm nhưng các dự án vẫn giải ngân theo khối lượng thi công thực tế, dẫn đến tình trạng vốn ODA giải ngân luôn vượt cao so với dự toán hàng năm, bội chi ngân sách luôn vượt ngưỡng Quốc hội cho phép.
Sau khi có Luật đầu tư công, việc giao vốn đầu tư nói chung, vốn ODA nói riêng không được vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua. Hiện nay Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 với kế hoạch vốn ODA khoảng 300.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số vốn này mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu các dự án đã được ký hiệp định với các nhà tài trợ nước ngoài. Nhiều dự án sẽ kết thúc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhưng chưa được giao đủ vốn ODA theo hiệp định đã được ký kết, xin Bộ trưởng cho biết có giải pháp cụ thể gì để khắc phục thực tế trên?”.
Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 với kế hoạch vốn ODA 300.000 tỷ đồng, trên thực tế vừa qua đã phân bổ được 223.000 tỷ đồng (tiết kiệm 10% ở trung ương và 10% ở địa phương). Theo Bộ trưởng, như vậy số dự phòng của nguồn vốn này hiện nay đang còn để lại là 57.000 tỷ, bao gồm ở trung ương là 30.000 tỷ và còn lại là dự phòng ở các bộ, ngành, địa phương.
Về giải pháp đối với các dự án đã triển khai, theo Bộ trưởng Dũng, nếu thiếu vốn thì trước hết sẽ sử dụng số 10% từ nguồn dự phòng ở các địa phương. Khi sử dụng hết nguồn 10% này, các địa phương có thể báo cáo kiến nghị với Chính phủ để sử dụng nguồn 10% ở trung ương.
THẾ KHOA
15:04 09/01/2025
12:16 09/01/2025
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh