09:02 14/06/2017
Vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là một trong những nội dung trọng tâm đặt ra tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV. Đại biểu Mai Hồng Hải (ảnh), Tổng giám đốc Cty Xi măng Vicem Hải Phòng (ĐBQH TP Hải Phòng) nhất trí với sự cần thiết phải ban hành một nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này, bởi đây là yêu cầu tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn nền kinh tế chứ không chỉ là việc riêng của các tổ chức tín dụng.
Ông Hải cho rằng, phạm vi điều chỉnh nghị quyết của Quốc hội đối với việc xử lý nợ xấu nên quy định theo phương án mà nợ xấu được hiểu một cách đầy đủ, tức là nợ phân loại trong thời hiệu của nghị quyết mà không phân biệt phát sinh nợ khi nào. Theo ông Hải, quy định như vậy để tránh cùng là nợ xấu trong thời hiệu nghị quyết nhưng lại xử lý khác nhau, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý tối đa nợ xấu.
Về tiêu chí và phương pháp phân loại nợ xấu, theo đại biểu Mai Hồng Hải, vấn đề này nên để Chính phủ quy định, vừa bảo đảm sự cẩn trọng khi thi hành nghị quyết nhưng cũng đủ linh hoạt để Ngân hàng nhà nước phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn việc tự phân loại nợ của các tổ chức tín dụng.
Về quyền thu giữ tài sản bảo đảm khi xử lý nợ xấu, đại biểu Mai Hồng Hải cho rằng, các quy định trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội đã rất rõ ràng, chặt chẽ và hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các quy định trước đây của pháp luật.
Tuy nhiên, ông Hải đề nghị cần có sự đánh giá thực tiễn việc thu giữ tài sản đảm bảo để có quy định phù hợp trong nghị quyết và cần thiết có sự phối hợp giữa các ngành liên quan với chính quyền địa phương hỗ trợ tổ chức tín dụng khi thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo.
THẾ KHOA
15:04 09/01/2025
12:16 09/01/2025
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh