Đẩy mạnh hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ với địa phương

14:27 26/06/2023

Thời gian qua, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành phố đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước gắn với thực tế sản xuất, đời sống xã hội, phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong những ngành, những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của thành phố theo phương châm lấy ứng dụng là chính, hướng mạnh phục vụ doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

 

Các doanh nghiệp tham gia kết nối trực tiếp 1:1 tại phiên kết nối

Một trong những yếu tố để đạt được thành tựu nêu trên là KH&CN thành phố đã liên kết chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức ở trong nước và nước ngoài; đã kết nối với các đơn vị, viện, trường, doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ tiên tiến, hiện đại để tổ chức chuyển giao, ứng dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong nước

Theo Sở KH&CN, từ năm 2020 đến nay, Sở KH&CN và đơn vị thuộc Sở đã tổ chức gần 20 sự kiện kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp VN với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, nổi bật là Sở đã chủ trì, phối hợp cùng với Hiệp hội Phát triển Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục Đài Việt tổ chức "Phiên kết nối cung cầu công nghệ trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan".

Đã có 32 doanh nghiệp của Việt Nam và 10 tổ chức, doanh nghiệp của Đài Loan tham gia, và đã thực hiện 55 cuộc kết nối cung cầu công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ cao: công nghệ bán dẫn, Internet vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, máy nông nghiệp, năng lượng tái tạo.

Tiếp đó, tháng 6 năm 2022, Sở phối hợp với Phòng Kinh tế và Thương mại - Đại sứ quán Isarel tại Hà Nội tổ chức "Phiên kết nối cung cầu công nghệ trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Isarel".

Theo đó, có 200 doanh nghiệp của Việt Nam và 12 tổ chức, doanh nghiệp của Isarel tham gia, và đã thực hiện 87 cuộc kết nối cung cầu công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nước và an toàn an ninh mạng. Đây là những công nghệ được cho là các doanh nghiệp Isarel đang đi đầu và nắm giữ.

Các doanh nghiệp tham gia  kết nối trực tiếp 1:1 tại phiên kết nối

Cũng trong năm 2022, Sở đã phối hợp với Bộ phận Thương vụ - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản và Hiệp hội hợp tác kỹ thuật quốc tế Kitakyushu tổ chức “Phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản”.

Đã có 62 cuộc kết nối của trên 50 doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm, tích cực thảo luận để nhận được sự đặt hàng, hợp tác, hỗ trợ về mặt công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp như xây dựng, tái chế xử lý chất thải điện tử; lĩnh vực nông nghiệp và chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn, hiệu quả.

Mới đây, Sở KH&CN phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và Văn phòng đại diện bộ phận KH&CN Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức Phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc). 

Phát biểu lễ khai mạc Phiên kết nối cung cầu, Phó Giám đốc Sở KH&CN Phạm Thị Sen Quỳnh cho biết, mục tiêu của Phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan là đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ Hải Phòng, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kết nối, thương mại hóa, chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ, thiết bị giữa các tổ chức, doanh nghiệp của Đài Loan với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các tỉnh/thành khác trong cả nước.

Đồng thời cũng là sự hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thành phố đầu tư, đổi mới công nghệ, nhận chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến từ nước ngoài để áp dụng vào sản xuất và đời sống.

Các doanh nghiệp tham gia  kết nối trực tiếp 1:1 tại phiên kết nối

Đây là phiên kết nối cung cầu công nghệ đầu tiên trong năm 2023, đồng thời cũng là cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam và Đài Loan được gặp gỡ, nắm bắt nhu cầu, trao đổi thông tin, tìm hiểu về thiết bị công nghệ và nhu cầu đặt hàng của phía đối tác, tiến tới đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán công nghệ, thông qua đó thúc đẩy hoạt động chuyển giao, làm chủ công nghệ tiếp nhận từ ngoài nước vào Hải Phòng. 

Có thể khẳng định, cùng với bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc mở rộng hợp tác, quy tụ, tập hợp lực lượng, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của các cơ tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nước ngoài để đẩy mạnh và phát triển hoạt động KH&CN của thành phố là hết sức quan trọng và cần thiết. 

TÚ QUYÊN

Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông