20:17 23/11/2015
Ngày 20-11, thảo luận về về tổng kết việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại, theo tinh thần Nghị quyết số 36 của Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình đề nghị Quốc hội ra nghị quyết chấm dứt việc thí điểm tại 13 địa phương và đề nghị nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, về chức năng, mô hình hoạt động của Thừa phát lại, ví dụ như chức năng thi hành án, cưỡng chế thi hành án… thì vẫn cần phải thí điểm cho đến khi Quốc hội ban hành luật về lĩnh vực này. Một số đại biểu đề nghị cần phát huy tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại. Các hoạt động như: lập vi bằng, tống đạt văn bản, giấy tờ của toà án được nhân viên thừa phát lại thực hiện tốt hơn, tránh tình trạng các văn bản không đến được tay của đương sự, tạo thuận lợi cho toà án giải quyết vụ án. Cũng trong ngày 20-11, với đa số phiếu tán thành, các vị ĐBQH đã biểu quyết thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật kế toán (sửa đổi). Hôm nay 23-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và dự kiến biểu quyết thông qua Luật thống kê (sửa đổi) và Luật khí tượng thủy văn. THẾ KHOA |
22:42 09/01/2025
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh