13:44 23/11/2023 Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi cho người dân khi tham gia vào hoạt động gửi tiền nói riêng, tài chính – ngân hàng nói chung.
Cần không ngừng hoàn thiện cơ chế, điều kiện về mọi mặt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách BHTG và vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN). Ban Biên tập đã ghi nhận được một số ý kiến như vậy của đại diện Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhà lập pháp và các chuyên gia kinh tế, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Thời gian qua, BHTGVN đã có nhiều đổi mới trên tất cả các mặt hoạt động, đóng góp tích cực vào kết quả chung của ngành Ngân hàng. Đặc biệt, BHTGVN đã tích cực tham gia vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém thông qua việc theo dõi, kiểm tra chuyên sâu và đề xuất phương án xử lý; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 06/CTTTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án củng cố, phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. BHTGVN đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các cơ quan liên quan thống nhất định hướng về một số chính sách trọng tâm trong đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHTG. Các mặt công tác khác như: quản trị, điều hành, kiểm tra, giám sát, quy trình nghiệp vụ, tài chính, kế toán, thông tin tuyên truyền, công tác cán bộ, đào tạo, đoàn thể… tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và đạt nhiều kết quả tích cực, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để BHTGVN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả.
Trong thời gian tới, BHTGVN phải nỗ lực và quyết tâm hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, tập trung vào một số trọng tâm như: Nghiên cứu, phối hợp, xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong tái cơ cấu, xử lý các TCTD gặp khó khăn; Phối hợp tích cực với NHNN trong quá trình cơ cấu lại, xử lý các QTDND yếu kém và thực hiện tốt chỉ đạo của NHNN trong việc kiểm tra QTDND; Triển khai Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đổi mới và nâng cao hiệu quả, thúc đẩy hơn nữa hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong công tác chỉ đạo, điều hành…
Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng, NHNN và BHTGVN có vai trò quan trọng trong việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, qua đó góp phần hạn chế, đẩy lùi “tín dụng đen”.
NHNN cũng đang đề xuất với Chính phủ để trình Quốc hội sửa Luật BHTG nhằm bảo đảm an sinh tốt hơn cho người gửi tiền, từ đó góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội. Nếu có một chính sách BHTG tốt, hoàn thiện, đáp ứng được nguyện vọng của người dân sẽ góp phần thúc đẩy người dân tham gia các hoạt động ngân hàng chính thức, cụ thể là gửi tiền ở những tổ chức nhận tiền gửi có tham gia BHTG để được pháp luật bảo vệ.
BHTGVN cũng đã phối hợp với NHNN tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng, BHTG… đến đông đảo người dân; cảnh báo các hệ lụy để người dân phòng tránh “tín dụng đen”; xây dựng các chương trình truyền hình về giáo dục tài chính giúp người dân có đầy đủ kiến thức cần thiết, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng chính thức. BHTGVN còn có Cẩm nang về BHTG dành cho người gửi tiền... Những tiện ích đó cần được truyền thông rộng rãi, “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để người dân dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu.
BHTGVN là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Đây được xem là mục tiêu chính, trọng yếu của các tổ chức BHTG tiên tiến.
Cơ sở pháp lý hiện tại đã quy định vị trí độc lập tương đối và khả năng đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách của BHTGVN. Để Luật BHTG tiếp tục đi vào cuộc sống và có hiệu quả thực thi, Luật BHTG cần được sửa đổi, bổ sung thống nhất với các quy định pháp luật khác có liên quan, cần cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền, biện pháp trong quá trình cơ cấu lại các TCTD theo đúng nguyên tắc thị trường, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống. Đặc biệt, những sửa đổi, bổ sung này cần theo hướng: Bám sát, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cần nghiên cứu để BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu TCTD, xử lý TCTD yếu kém nhằm sử dụng chính sách BHTG như một công cụ hiệu quả để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền; cần bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới để BHTGVN có vai trò lớn hơn trong việc thực hiện các chính sách xã hội; đảm bảo tăng cường năng lực tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có thực hiện các mục tiêu được giao.
Nếu như bảo hiểm thương mại kinh doanh với mục đích sinh lợi, thì BHTGVN hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Đối với BHTG tại Việt Nam, người gửi tiền là bên được bảo vệ, song trách nhiệm đóng phí thuộc về các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi.
BHTGVN cần hướng tới xây dựng, gìn giữ niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng thông qua nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chính sách BHTG. Đặc biệt, truyền thông chính sách BHTG nên tập trung vào các giải pháp như: giữ được vai trò chủ đạo trong truyền thông chính sách; góp phần tạo sự đồng thuận xã hội; lấy người dân làm trung tâm; tận dụng triệt để ưu thế truyền thông trong thời đại Cách mạng 4.0 và chú trọng đào tạo đội ngũ làm truyền thông chính sách.
Trong bối cảnh hoạt động “tín dụng đen” gia tăng và trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn, tổ chức BHTG cần khuyến nghị người dân có tiền nhàn rỗi nên gửi vào các TCTD hợp pháp để được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật. Trường hợp TCTD tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền cho người gửi tiền hoặc phá sản thì vẫn được bảo đảm hoàn trả tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm. Đồng thời, việc làm trên góp phần hạn chế các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân; duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, sự phát triển lành mạnh của ngành ngân hàng; hạn chế những rủi ro từ việc hệ thống “tín dụng đen” đổ vỡ hoặc phát sinh những phức tạp về trật tự xã hội từ việc vay, mượn tiền, đòi nợ trái pháp luật.
Cần thường xuyên đánh giá, tổng kết để từ đó nâng tầm chính sách, các quy định về BHTG, bảo vệ tốt hơn người gửi tiền để người dân nhận thấy mình thực sự được bảo vệ thông qua các quy định về BHTG.
Hạn mức trả tiền BHTG cần được định kỳ xem xét, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế tình hình kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường… Mặt khác, cần mở rộng kênh truyền thông để người gửi tiền - người dân biết, hiểu về BHTG cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động tiền gửi, giao dịch ngân hàng. Khi được thông tin một cách đầy đủ - kịp thời - chính thống, họ sẽ có lựa chọn đúng thay vì dễ dàng sa vào những cái bẫy tín dụng phi chính thức, trong đó có hoạt động “tín dụng đen”.
Xu thế hội nhập về kinh tế cùng với xu hướng áp dụng các sản phẩm được phát triển trên nền tảng công nghệ cao, hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới được giới thiệu ra thị trường, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền của BHTGVN. Trong bối cảnh đó, BHTGVN càng thể hiện rõ là một kênh quan trọng giúp Chính phủ giám sát rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD và an ninh tài chính quốc gia.
BHTGVN luôn đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư, phục vụ cho phát triển kinh tế, đồng thời gián tiếp bảo vệ người gửi tiền thông qua các hoạt động nghiệp vụ khác như kiểm tra, giám sát định kỳ đối với các tổ chức tham gia BHTG. BHTGVN đã trở thành chỗ dựa quan trọng cho các TCTD, củng cố, duy trì và làm tăng lòng tin toàn xã hội trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn; trở thành một kênh giám sát, tham mưu cho NHNN đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của các TCTD.
BHTGVN cần xác định những định hướng trong tương lai nhằm hướng đến đáp ứng tốt hơn Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của Hiệp hội BHTG quốc tế: nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi; phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia BHTG; tham gia tái cơ cấu có hiệu quả đối với các tổ chức tham gia BHTG yếu kém; tính và thu phí BHTG, quản lý nguồn vốn và đầu tư; tuyên truyền chính sách BHTG, chi trả BHTG theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam v.v.
BHTGVN với tư cách là cơ quan trực tiếp triển khai chính sách BHTG, bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng, đóng một vai trò tích cực trong quá trình lành mạnh hóa, tái cơ cấu các QTDND. Điều này thể hiện thông qua các nghiệp vụ mà BHTGVN đã được giao tại Luật BHTG như: cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG, thu phí BHTG, kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG, chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả… Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD được Quốc hội thông qua vào năm 2017, BHTGVN tiếp tục được giao thêm những chức năng, nhiệm vụ mới như tham gia đánh giá phương án phục hồi của QTDND, cho vay đặc biệt đối với TCTD… Với các chức năng nhiệm vụ mới được giao, BHTGVN đã “xung trận” một cách mạnh mẽ hơn, tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các QTDND.
Để BHTGVN có thể phát huy tối đa năng lực của mình với vai trò là điểm tựa củng cố và phát triển hệ thống QTDND, cần có những giải pháp mang tính hệ thống như: Sớm sửa đổi, bổ sung Luật BHTG để các quy định của luật chuyên ngành này trở nên thống nhất, thông suốt với các luật khác; xác định rõ vị trí, vai trò cụ thể của tổ chức BHTG trong quá trình can thiệp, xử lý TCTD quy mô nhỏ gặp vấn đề, cụ thể là các QTDND. BHTGVN cần được sử dụng như một chốt chặn, đứng ra can thiệp trước khi quá trình đổ vỡ xảy ra trên nguyên tắc chi phí tối thiểu, qua đó hạn chế thiệt hại đối với người gửi tiền, nền kinh tế cũng như toàn xã hội; cần nâng cao năng lực tài chính và nguồn nhân lực để sẵn sàng nhận các nhiệm vụ quan trọng hơn, phức tạp hơn trong quá trình cơ cấu lại các TCTD nói chung, QTDND nói riêng.
BHTGVN là một định chế tài chính đặc biệt trong hệ thống tài chính quốc gia, cùng với các cơ quan như NHNN, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hợp nhất liên quan tới rủi ro quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.
BHTG có vai trò tác động thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, hướng tới thu hút tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi. Đối với người gửi tiền, hoạt động của BHTG góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hàng chục triệu người gửi tiền. Đối với hệ thống các TCTD, BHTG tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống TCTD phát triển lành mạnh, an toàn và thúc đẩy huy động tiền gửi cho đầu tư phát triển. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.
Để vai trò của BHTG phát huy đúng bản chất của nó là chỉ trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức nhận tiền gửi không có khả năng chi trả, cần thiết phải chỉnh sửa Luật BHTG, cho phép BHTGVN chi trả trong trường hợp QTDND bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt (chứ không chỉ phá sản), đồng thời hỗ trợ chi trả khi các QTDND mất khả năng thanh toán. Điều này rất phù hợp với mô hình, đặc điểm hoạt động của các QTDND, đồng thời sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
BHTGVN là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa rủi ro, ngăn ngừa khủng hoảng, bảo vệ người gửi tiền và giảm gánh nặng xử lý đổ vỡ cho ngân sách quốc gia. Trong tình hình chính trị - kinh tế thế giới có nhiều biến động, với xu hướng gia tăng vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ nước ngoài và tự do hóa tài chính … thì yêu cầu BHTGVN thể hiện vai trò, năng lực, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi BHTGVN cần có chiến lược và lộ trình thích hợp nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao với tư cách là một định chế tài chính đặc biệt của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Các đơn vị thuộc NHNN, trong đó có BHTGVN cần nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật NHNN, Luật Các TCTD, Luật BHTG và các quy định pháp luật có liên quan theo hướng bổ sung cơ chế hỗ trợ cho các TCTD tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến tài chính và hoạt động; bổ sung chức năng nhiệm vụ của BHTGVN được tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém, nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật BHTG để sử dụng nguồn tiền kết dư phí BHTG để xử lý QTDND yếu kém.
BHTGVN cần nâng cao năng lực tài chính và quản trị, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng nghiệp vụ và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ được quy định trong Luật BHTG và các nhiệm vụ được bổ sung trong giai đoạn mới, cũng như những định hướng trong trung và dài hạn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền trong quá trình cơ cấu lại và phát triển các TCTD thời gian tới.
TB
20:40 23/12/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế