“Đột phá” về xử lý vi phạm giao thông

15:16 31/05/2010

Như báo ANHP đã đưa tin, từ 0h ngày 20-5, Nghị định 34/2010/NĐ-CP (NĐ34/CP) ngày 2-4-2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chínhlĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực. Theo đó, một số chế tài xửphạt nặng hơn, tăng gấp từ 2 - 2,5 lần so với NĐ 146/CP trước đây…   
Như báo ANHP đã đưa tin, từ 0h ngày 20-5, Nghị định 34/2010/NĐ-CP (NĐ34/CP) ngày 2-4-2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chínhlĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực. Theo đó, một số chế tài xửphạt nặng hơn, tăng gấp từ 2 - 2,5 lần so với NĐ 146/CP trước đây…   

Phương tiện chở hàng cồng kềnh trên đường giao thông
Phương tiện chở hàng cồng kềnh trên đường giao thông

Theo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt PC26 - CATP, trong 5 ngày đầu ra quân thực hiện NĐ 34/CP (từ 20 đến 25-5), các đội, trạm trực thuộc đơn vị kiểm tra xử lý 1.861 trường hợp vi phạm gồm: gần 1.000 xe ôtô, 745 môtô, còn lại là xe thô sơ. Lực lượng CSGT PC26 đã ra quyết định phạt tiền theo lỗi 539 triệu đồng; đồng thời áp dụng hình thức phạt bổ sung tạm giữ có thời hạn để xử lý đối với 2 ôtô, 197 môtô.

Nếu so với chế tài xử phạt qui định NĐ 146/CP trước đây, về số tiền phạt theo NĐ 34/CP tăng gấp từ 1,5 - 1,7 lần. Nguyên nhân, hầu hết các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông theo NĐ 34/CP đều tăng. Đặc biệt là các lỗi vi phạm liên quan đến xe ôtô có chế tài xử phạt tăng cao hơn gấp nhiều lần chế tài trước đây.

Thống kê của Phòng PC26, trong số 201 trường hợp (gồm 2 ôtô, 197 mô tô) vi phạm nghiêm trọng NĐ 34/CP nói trên buộc phải áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung đều có thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày. Đây là chế tài có đổi mới so với NĐ 146/CP trước đây có khung áp dụng tạm giữ từ 10 ngày đến tối đa 90 ngày.

Có thể nói, việc giảm bớt chế tài phạt áp dụng hình thức phạt bổ sung của NĐ 34/CP nêu trên là một bước “đột phá” mới, mạnh mẽ trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính. Điều này thể hiện dưới các góc độ cả về quyền lợi đối tượng vi phạm và cơ quan quản lý, xử lý vi phạm.

Cụ thể, việc giảm bớt áp dụng chế tài phạt bổ sung đối với người có hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như: tạm giữ phương tiện, giấy tờ, tước giấy phép… vừa giảm bớt khó khăn/ vừa hạn chế phiền hà cho người vi phạm. Hơn nữa, đối với lực lượng CSGT, việc bỏ bớt hình thức phạt bổ sung nói trên góp phần làm giảm áp lực về thủ tục hành chính, quản lý hành chính; tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTATGT trên tuyến. 

ĐOÀN LANH


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông