15:48 08/08/2016 6 tháng đầu năm, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ trên địa bàn thành phố cơ bản được kiểm soát, số người chết do TNGT giảm 6,52%. Tuy nhiên TNGT giảm ở khu vực nội thành, còn ở địa bàn ngoại thành lại có chiều hướng gia tăng, chiếm tỷ lệ trên 53%, cảnh báo việc kiểm soát TNGT khu vực ngoại thanh “nóng” và khó khăn hơn…
6 tháng đầu năm, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ trên địa bàn thành phố cơ bản được kiểm soát, số người chết do TNGT giảm 6,52%. Tuy nhiên TNGT giảm ở khu vực nội thành, còn ở địa bàn ngoại thành lại có chiều hướng gia tăng, chiếm tỷ lệ trên 53%, cảnh báo việc kiểm soát TNGT khu vực ngoại thanh “nóng” và khó khăn hơn… Theo báo cáo của Công an thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2016 (từ 16-12-2015 đến 15-6-2016), trên địa bàn thành phố đã xảy ra 52 vụ TNGT đường bộ, làm chết 43 người, bị thương 24 người. So với cùng kỳ năm 2015, 2 chỉ số về số đầu vụ và số người chết do TNGT trong 6 tháng đầu năm 2016 đều giảm (giảm 3 vụ, tương đương 5,45% và giảm 4 người chết, tương đương 6,52%); còn số người bị thương do TNGT lại tăng (tăng 1 người, tương đương 4,35%). Đáng nói, trong số 52 vụ TNGT đã xảy ra, có 28 vụ TNGT xảy ra trên các tuyến đường thuộc địa bàn ngoại thành (chiếm 53,84%), làm 23 người chết và 17 người khác bị thương. Trong đó, trên các tuyến huyện lộ, đường liên xã, xảy ra 6 vụ; tỉnh lộ xảy ra 19 vụ; QL 5 đoạn ngoại thành xảy ra 2 vụ. Riêng tuyến QL10 với trên 95% chiều dài đi qua các huyện ngoại thành vẫn là tuyến xảy ra TNGT nhiều nhất với 10 vụ. Ngoài ra, số vụ TNGT nghiêm trọng làm chết và bị thương từ 2 người trở lên (có 2 vụ) chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoại thành (Vĩnh Bảo 1 vụ, Tiên Lãng 1 vụ). Theo lý giải của chính quyền địa phương, ngoài nguyên nhân chủ quan gây ra TNGT là ý thức chấp hành Luật GTĐB của người tham gia giao thông khu vực ngoại thành thấp hơn khu vực nội thành thì công tác quản lý chuyên ngành, công tác tổ chức giao thông ở địa bàn nông thôn ít được quan tâm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Ví dụ, những năm gần đây, do có sự đầu tư làm đường giao thông nông thôn, phục vụ xây dựng nông thôn mới nên chất lượng đường giao thông được nâng lên, mặt đường êm hơn. Thế nhưng các điều kiện đảm bảo ATGT (cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ phân làn đường và đèn thắp sáng về đêm) còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong khi đó, mật độ giao thông trên các tuyến giao thông nông thôn ngày càng tăng, tính chất giao thông phức tạp cả về con người và phương tiện. Ở góc độ chất lượng phương tiện tham gia giao thông, tính đến 15-6-2016, toàn thành phố có 107.174 xe ô tô và 1.012.748 mô tô, xe máy; đứng thứ 3 toàn quốc về phương tiện cơ giới đường bộ. Tính trung, mỗi năm cả thành phố, lượng ô tô và mô tô đều tăng trên 10-15% so với năm trước. Trong đó, lượng mô tô tại địa bàn nông thôn hàng năm tăng gấp 3,5 lần so với khu vực nội thành. Ngoài ra trên địa bàn khu vực nông thôn còn tồn tại hàng nghìn xe xích lô; riêng xe công nông và các loại xe xích lô máy tự tạo, mặc dù đã có quy định cấm hoạt động song vẫn còn hàng trăm chiếc vẫn được sử dụng tại các khu vực khai thác vật liệu xây dựng, chở cát, đá, rác ở vùng ngoại thành, rất khó loại bỏ do đặc thù điều kiện kinh tế và yêu cầu công việc... Vấn đề “nóng” nhất hiện nay là việc giải quyết tình trạng xâm hại hành lang ATGT đường bộ, đường sắt và việc xử lý các “điểm đen” hay khắc phục sự cố về giao thông trên các tuyến đường giao thông ở khu vực ngoại thành. Chỉ tính riêng trên các tuyến QL5 và QL10, đã có hàng chục điểm vi phạm hành lang ATGT đã nhiều năm với những lỗi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng (chủ yếu là doanh nghiệp mở đường đấu nối trực tiếp với QL gây ra xung đột giao thông). Rồi tình trạng xây nhà xưởng, trụ sở điều hành trong chỉ giới hành lang đường bộ làm che khuất tầm nhìn người tham gia giao thông nhưng không được giải quyết dứt điểm. Hoặc việc xử lý “điểm đen” khắc phục bất cập hạ tầng giao thông khu vực nông thôn thường không được kịp thời. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an thành phố đề xuất giải quyết 32 vị trí được coi là “điểm đen” TNGT do có những bất cập nhất định về hạ tầng kỹ thuật là nguyên nhân gian tiếp gây ra TNGT. Trong đó, phần lớn các vị trí này nằm trên các tuyến đường ngoại thành. Tuy nhiên, đến nay mới có 15 vị trí được quan tâm khắc phục; số còn lại vẫn chưa có động thái xử lý (Ví dụ, trên QL10 có các vị trí Km28 xã Bắc Sơn (An Dương); Km37+500 xã Quang Trung (An Lão); Km 55 xã Nhân Hòa (Vĩnh Bảo); Km13+200 xã Kênh Giang, Km 15+200 xã Thủy Sơn (huyện Thủy Nguyên)… Để kiểm soát được tình hình TTATGT, giảm TNGT khu vực ngoại thành, phần nhiều phụ thuộc vào ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó rất cần có sự quan tâm chăm lo đầu tư đến việc cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên huyện, liên xã; công tác quản lý duy tu các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và hoàn thiện hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu, sơn kẻ vạch phân làn… vì đây là những căn cứ pháp lý của Luật Giao thông đường bộ để người dân dễ nhớ, dễ thực hiện. Đoàn Lanh |
23:14 20/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết