22:35 11/06/2014
World Cup 2006 - thăng hoa cùng bia và sự kỷ luật của châu ÂuChỉ 2 ngày nữa thôi, trái bóng Brazuca chính thức lăn trên sân cỏ Brazil trong ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Mỗi kỳ World Cup là một trải nghiệm đáng nhớ của những tín đồ “túc cầu giáo” bởi ở đó không chỉ có bóng đá mà mỗi đất nước, châu lục… lại thể hiện những ấn tượng khó quên về văn hóa, con người, địa danh. Trước ngày khởi tranh World Cup 2014, phóng viên báo ANHP có buổi trò truyện với cựu cầu thủ Bùi Xuân Cơ, trưởng ban chuyên môn Liên đoàn bóng đá Hải Phòng, người đã nhiều lần tham dự các kỳ World Cup với tư cách CĐV, bình luận viên để biết thêm những thông tin bên lề thú vị về ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh... Tại World Cup 2006 trên đất Đức, bia chính là ấn tượng không thể quên bởi mỗi trận đấu là một ngày hội bia. Ở Fanzone (nơi các CĐV không có vé vào sân mà theo dõi qua màn hình lớn) hay SVĐ thì bia luôn là đồ uống chủ đạo. Cũng có thể nói, men bia là một phần không thể thiếu tạo nên sự cuồng nhiệt cùng trái bóng tròn. Người Đức nổi tiếng với bia và xúc xích nên chúng tôi di chuyển đến SVĐ nào cũng thấy hai món đặc trưng này. Đó là nguồn “nhiên liệu” rất hữu dụng với các CĐV để họ có thêm năng lượng theo dõi các trận đấu và “cháy” cùng đam mê. Ngoài ra, tôi rất ấn tượng với sự kỷ luật, nghiêm túc trong tổ chức World Cup 2006. BTC tính toán tới cả những tình huống nhỏ nhất và cho dù lượng CĐV rất đông những không hề xảy ra những sự cố nào về công tác tổ chức. Trên đường vào SVĐ và khu Fanzone có hàng trăm ngàn người di chuyển nhưng trục đường cứu hộ dành cho xe làm nhiệm vụ tuyệt nhiên không có ai đi vào. Trên SVĐ, an ninh luôn siết chặt và dù có thẻ tác nghiệp nhưng các phóng viên phải tuân thủ theo quy định. Khu vực của phóng viên ngay cạnh khán đài VIP với nhiều tên tuổi nổi tiếng của giới bóng đá nhưng không ai có thể dời vị trí để tiếp cận… Nếu World Cup 2006 tại Đức được tổ chức khoa học, nghiêm túc và kỷ luật thì World Cup 2014 ở Nam Phi lại “hoang dã” thoe một cách rất đáng yêu Nam Phi 2010 - nơi cảm xúc làm chủ Tại World Cup 2010 ở Nam Phi, chúng tôi được sự hỗ trợ rất tốt của Đại sứ quán Việt Nam cũng với đội quân hùng hậu của VTC. Nhưng sự ngỡ ngàng đầu tiên đến từ thời tiết bởi Nam Phi rất lạnh so với hình dung ban đầu. Còn ấn tượng rõ nét nhất chính là sự vô tư và có phần hoang dã trong cách thể hiện tình yêu bóng đá của những CĐV bản địa. Ở Fanfest, nơi những CĐV không có vé vào xem thì trước hàng tiếng đồng hồ đã có các ban nhạc đến biểu diễn khuấy động bầu không khí cuồng nhiệt. Trong SVĐ, nhiều CĐV quên cả xem bóng đá mà họ chỉ tập trung nhảy múa, đi vòng quanh khán đài và thổi kèn Vuvuzela. Với họ, bóng đá là chất xúc tác để cảm xúc thăng hoa còn chuyện thắng, thua không quan trọng. Họ đến SVĐ để tận hưởng cảm xúc thăng hoa cùng trái bóng với sự hồn nhiên rất đáng yêu.
Không quá cứng nhắc, kỷ luật như World Cup 2006 tại Đức, an ninh trên các SVĐ Nam Phi khá thoải mái. Chúng tôi có thể tiếp cận những nhân vật nổi tiếng của bóng đá thế giới trên khán đài mà ít khi bị lực lượng an ninh ngăn cản. Nhưng phía ngoài SVĐ thì khá nguy hiểm bởi nạn cướp bóc hoành hành. Ở Nam Phi, có 3 thời điểm nguy hiểm nhất phải cảnh giác, đó là: ra khỏi sân bay, ngân hàng và khi mở cửa nhà. Theo tìm hiểu thì những tên cướp đều là người nhập cư trái phép chứ có rất ít người Nam Phi “làm nghề” này. World Cup 2014 tại Brazil, theo tôi cũng sẽ là một ngày hội của cảm xúc. Bởi các CĐV Brazil luôn nổi tiếng với vũ điệu samba rực lửa đầy đam mê. Có thể đâu đó còn chút gợn về tổ chức nhưng khi trái bóng Brazuca bắt đầu lăn thì đất nước Brazil sẽ tràn ngập không khí lễ hội với sự cuồng nhiệt, đam mê bởi bóng đá ở đó chính là “quốc giáo”. Phan Tuấn ghi |
13:05 27/12/2024
08:33 16/12/2024
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh