17:50 08/05/2009 Trời buông mưa lâm râm, chiếc xe lách mình qua những cua đường tay áo, ngất ngưởng lượn trên những sườn đèo chênh vênh trên đường tới đỉnh Sa Pa, để lại phía sau những thung lũng hun hút sâu thẳm. Thị trấn Sa Pa hiện ra, từng nếp phố mái đỏ sẫm bồng bềnh trong mây, mênh mang như cảnh trong phim thần thoại.
Trời buông mưa lâm râm, chiếc xe lách mình qua những cua đường tay áo, ngất ngưởng lượn trên những sườn đèo chênh vênh trên đường tới đỉnh Sa Pa, để lại phía sau những thung lũng hun hút sâu thẳm. Thị trấn Sa Pa hiện ra, từng nếp phố mái đỏ sẫm bồng bềnh trong mây, mênh mang như cảnh trong phim thần thoại.
Sa Pa phát nguồn có tên là “ Sa Pả”, “sa” là cát, “pả” là bãi, nằm ở độ cao trên 1.500m nên khí hậu mang sắc thái ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C, đây chính là nguồn tài nguyên vô giá quý nhất mà thiên nhiên ban tặng. Chúng tôi háo hức quăng vội hành lý vào khách sạn rồi ai nấy nhanh chóng hòa tan vào không gian mộng mơ của mây sắc Sa Pa. Thị trấn nô nức trong không khí của mùa hội, chúng tôi hứng khởi trò chuyện với những thiếu phụ dân tộc đầu quấn khăn đỏ, chân mang xà-cạp, lưng địu con nhỏ đang ùa vào mời mua đồ lưu niệm. Sắc phục sặc sỡ Dao tuyển, H’Mông, Xa Phó… của người bản địa tràn ngập thung lũng, vẫn đậm đà vẻ ngoài hình thức đấy nhưng nói tiếng Kinh thì ngọng mà quàng tay khách Tây nhả tiếng Anh như gió. Quà lưu niệm, thảo dược, hoa quả nhiều vô kể, bước sải chân nào cũng gặp tiếng mời chào, người bán nói thách còn hơn cả chợ miền xuôi, mà đa phần là hàng sản xuất tại Trung Quốc. Chúng tôi leo lên ngọn Hàm Rồng, luồn qua vườn lan ngào ngạt, mây chờn vờn quấn níu bước chân đi, từ Hàm Rồng nhìn xuống thấy thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện dập dìu. Cầu mây Hàm Rồng rực rỡ với muôn vàn loài hoa, sáng 30-4 cũng đúng là buổi khai mạc “lễ hội trên mây” nên mọi thứ càng thêm náo nức. Đại diện các sắc thái văn hóa của gần 4 vạn người thuộc 6 dân tộc vùng Sa Pa tề tựu cả về đây, người Dao với những câu hát giao duyên, vũ điệu chợ phiên tưng bừng, người Tày với chùm múa lượn-xòe-then ngất ngây men rượu say nồng, đội văn nghệ người Giáy bản Tả Van lại rộn ràng với hội “Roóng-poọc”, người H’Mông lướt khướt trong điệu khèn “Sải-sán”, còn người Xa Phó lả lơi với những lời ca đắm đuối: “… giao duyên hát khúc tình dài, chợ đông mà khó trao ai lời thề…”. Hòa cùng mọi sắc áo dân tộc vẫy vùng trong điệu múa sạp, mấy thiếu nữ H’Mông thấy tôi bị cây sạp đập vào mắt cá chân cứ véo nhau cười nghiêng ngả. Gần đấy các chàng trai Tày, Dao đang thi nhau trong hội ném “còn”, từng quả “còn” nặng trịch được kết tua sặc sỡ veo véo bay lên lẫn trong tiếng hò reo ròn rã. Anh Cường, cán bộ văn hóa của thị trấn Sa Pa dẫn tôi ra làm quen với hai cô gái Dao tuyển đến từ bản Tả Phìn, anh cán bộ dẻo miệng này khéo chọn, bởi dường như bao nhiêu vẻ đẹp sắc núi hương rừng dồn cả vào hai thiếu nữ này. Rời Hàm Rồng, chúng tôi rảo bước trên triền ruộng bậc thang đến với bản Cát Cát cách trung tâm Sa Pa 3km, nằm sâu dưới thung lũng nơi có dòng suối và thác nước cùng tên đêm ngày ào ào đổ. Cát Cát là bản 100% của người H’Mông, có phong cảnh thật thơ mộng, mây và nước hòa quyện vào nhau, phảng phất bên những rặng tre vầu xanh đến man mác. Người Mông Cát Cát có rất nhiều món ăn độc đáo như thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, đậu xị... Nổi bật nhất của Cát Cát là sinh hoạt văn hóa cộng đồng, giữ được nhiều nét hoang sơ truyền thống. Sa Pa còn nổi tiếng với thác Bạc ở độ cao trên 200 m, bản Tả Phìn với hang động nghe nói có hình tiên múa trong thạch nhũ ling linh, thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa. Đặc biệt là đỉnh Phan-Xi-Phăng trên dãy Hoàng Liên Sơn, khu rừng quốc gia với 136 loài chim, 56 loài thú, 553 loài côn trùng, 864 loài thực vật, 173 loài cây thuốc, trong đó có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Vì thời gian đi “tua” bó hẹp chúng tôi đành lỡ hẹn với những địa danh này, và không phải chính phiên nên chúng tôi cũng không được thưởng thức đùa vui với tiếng đàn môi, sáo khèn Mông, say sưa cùng bát rượu tràn đầy và đong đưa với không gian lãng mạn của chợ tình...
|
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết