16:09 06/07/2013 Trong đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Bộ GDĐT ban hành quy chế mới cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình, chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi. Và chỉ một ngày sau kỳ thi kết thúc, trang “Những người ôn thi đại học” của mạng xã hội Facebook đã xuất hiện một clip ghi lại những tiêu cực trong thi cử.
Trong đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Bộ GDĐT ban hành quy chế mới cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình, chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi. Và chỉ một ngày sau kỳ thi kết thúc, trang “Những người ôn thi đại học” của mạng xã hội Facebook đã xuất hiện một clip ghi lại những tiêu cực trong thi cử.
Đây là một “sự cố” đáng tiếc bởi năm nay, Bộ GDĐT đã đưa quy định rằng cá nhân nào có thông tin về tiêu cực trong thi cử thì cung cấp cho các cơ quan chức năng chỉ đạo để kiểm tra, giám sát và xử lý. Đó là các đoàn thanh tra, các hội đồng thi…, vậy mà không ngờ nó lại được tung lên mạng, gây nhiều phản ứng trong dư luận. Còn trên thực tế, không riêng gì clip thi cử mà trên mạng đang xuất hiện nhan nhản các clip với vô số chủ đề, từ nữ sinh bị đánh hội đồng, bạo hành trẻ em, hay cảnh đánh ghen… đều được đưa ra để bàn dân thiên hạ mổ xẻ… Nhiễu… clip Rất dễ để nhận ra việc phát triển quá nhanh của hạ tầng internet những năm qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và cũng tạo ra một lớp công chúng truyền thông mới. Họ là những người đọc báo trực tuyến và các thông tin trên mạng với tinh thần của những công dân trong thời đại số: vừa tiếp thu thông tin, vừa tự mình đưa thông tin lên mạng. Mặt khác, càng ngày các thiết bị ghi âm, ghi hình càng rẻ, thế nên ai cũng có thể sở hữu chiếc di động có đủ các chức năng ghi hình, chụp ảnh, ghi âm để “hành nghề”… Trong khi đó, internet là mảnh đất màu mỡ để mọi người trở thành “người đưa tin” đủ cấp độ, đủ nội dung, từ chuyện riêng tư đến chuyện xã hội. Clip âm thanh, clip video và hình ảnh trở thành thú chơi của cư dân mạng. Và trong cái “chợ” thông tin xô bồ ấy, có những clip đặc biệt gây “tiếng vang” trong dư luận. Ví dụ, cảnh phòng the hay “lộ hàng” của người nổi tiếng, rồi thì cảnh nữ sinh bị lột áo đánh hội đồng, cảnh sỉ nhục tình địch, hay hình ảnh “pha chế” xăng rởm…, trong đó có rất nhiều clip có tác dụng tích cực cho văn hóa và văn minh cộng đồng. Nhờ những clip đó, ngành giáo dục quan tâm hơn đến tình trạng xuống cấp về đạo đức trong học đường, phụ huynh quan tâm hơn đến con cái và lãnh đạo các cấp quan tâm hơn đến nhân viên dưới quyền của mình. Tuy nhiên, cũng có không ít clip tung lên mạng với mục đích bôi nhọ người khác, hay dùng clip để đánh bóng tên tuổi, tạo scandan để nổi tiếng hoặc dùng clip sex để tống tình, tống tiền… là rất đáng phê phán. Do đặc trưng của internet, các clip được tung lên mạng phát tán rất nhanh, và cùng với phần bình luận có tính tương tác cao của cư dân mạng, những thông tin vấn đề từ các “sự kiện clip” này tạo ra cường độ dư luận xã hội cực lớn. Nếu clip đó mang một thông điệp nhân ái thì thông điệp đó sẽ nhân lên thành một lực lượng tinh thần lớn trong cộng đồng, dấy lên tình thương, trách nhiệm và những hành động cụ thể trong đời sống xã hội. Nếu clip đó mang thông điệp phê phán một hành vi xấu, nó cũng góp phần giúp cộng đồng được giáo dục cách ứng xử, lối sống… Mặc dù vậy, mặt trái của “vấn nạn” clip lên mạng cũng không ít. Bởi thực tế đã có những clip bôi nhọ cá nhân, xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ… hoặc những vụ tung thông tin lên mạng ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, gây tác hại đến an ninh, trật tự, vi phạm bí mật quốc gia. Tuy nhiên, đôi lúc, ranh giới giữa cái đúng - cái sai trong một số trường hợp không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Ở đây có một khía cạnh khác, cần được các cư dân mạng lưu ý, đó là trách nhiệm công dân, là ý thức đạo đức khi đưa thông tin cho cộng đồng trong môi trường mạng.
Ảnh minh họa Thật ra, việc đưa clip lên mạng có hai mặt. Mặt tích cực chưa thể hiện rõ lắm, còn mặt tiêu cực thì lại khá nhiều, thể hiện bằng hàng loạt clip “đen” phát tán trong thời gian gần đây. Nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng sống phô trương và họ tìm mọi cách để được nhiều người biết đến. Có người cho bạn mình quay clip lúc đang tắm hoặc lúc đang quan hệ tình dục rồi sau đó đưa lên mạng cho thiên hạ… cùng xem. Đã xem thì sẽ có sự bàn tán. Bàn tán rồi sẽ truy ra nhân vật trong clip là ai. Cứ như thế, tự nhiên nhân vật trong clip và cả nhân vật quay clip lại “nổi tiếng”. Sự “nổi tiếng” này giống như một sự kích thích khiến nhiều bạn trẻ khác bắt chước theo… Nên hay không đưa clip lên mạng? Nói về hiện tượng quay clip cũng như việc nên hay không nên đưa clip lên mạng, anh Lê Quốc Hoàn, 37 tuổi, ở phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, nêu ý kiến: “Có thể nhiều người sẽ đặt câu hỏi: tại sao bạn trẻ không quay những clip có nội dung tích cực như một chuyến đi về nguồn, một ngày làm công tác xã hội ở trung tâm nuôi dạy trẻ em cơ nhỡ hay một hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường? Chắc là các bạn ấy cho rằng những hoạt động ấy “thường” quá, phải là đánh nhau, clip sex mới lạ, mới hay, mới thể hiện bản lĩnh. Còn tôi vẫn thường đặt câu hỏi: giới trẻ bây giờ rất coi trọng đời sống trên mạng thì tại sao lại không có một hành lang pháp lý chặt chẽ về những hoạt động trên mạng? Những nội dung gì thì được đưa lên mạng và cái gì không được đưa lên? Nếu vi phạm thì sẽ bị luật pháp xử lý như thế nào? Chứ cứ như hiện tại, nhiều người quay lén những cảnh không hay của người khác rồi phát tán trên internet nhằm mục đích bôi nhọ nhau thì không thể chấp nhận”. Còn chị Bùi Thị Nga, 25 tuổi, ở phường Minh Khai, quận Hồng Bàng thì nêu quan điểm: “Tôi đồng tình với việc khuyến khích người dân đưa clip lên mạng. Song cần phải có quy chế kiểm soát vấn đề này. Những clip phản ánh đúng cái xấu đương nhiên sẽ vô cùng lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, có nhiều kẻ lợi dụng việc này đưa những clip gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, danh dự của người khác. Cũng không ngoại trừ có nhiều kẻ tự tạo clip gây sốc, gây xôn xao dư luận. Tôi nhớ cách đây mấy năm, trên mạng lan truyền clip về "Trăn đầu người" ở Sóc Trăng đã tạo tâm lý bất an, lo sợ cho nhiều người dân. Thực ra đây chỉ là trò lừa đảo của kẻ xấu. Những clip phản ánh cái xấu, cái tiêu cực truyền ra rất nhanh những clip gây sốc, gây phản cảm, clip "lộ hàng" hay có dụng ý xấu cũng phát tán nhanh không kém. Dụng ý của kẻ xấu không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến nhân phẩm, cuộc sống, gia đình của rất nhiều người mà còn tạo điều kiện cho kẻ khác lợi dụng làm theo. Còn những clip phản ánh người tốt việc tốt thì ít được quan tâm. Chính vì vậy, cần có một cơ chế quản lý việc tung clip lên mạng để mọi người có thể ý thức được đâu là hành động có lợi ích cho xã hội còn đâu là việc không nên làm. “Quay clip là một cách ghi lại bằng chứng hữu hiệu nhất để cơ quan điều tra căn cứ vào những bằng chứng từ clip để buộc tội người vi phạm. Tuy nhiên việc quay clip phải xuất phát từ đạo đức và lương tâm. Chẳng hạn như khi thấy một đối tượng đe dọa tính mạng của người khác thì người quay clip không thể vô tâm đứng quay phim ghi lại bằng chứng mà phải ứng cứu, giải vây cho nạn nhân. Như trường hợp bảo mẫu Trần Thị Phụng (Bình Dương) tắm cho bé Ngân mới 3 tuổi bằng chân kiểu “bạo hành” xảy ra tháng 11-2010 là một ví dụ. Người quay clip này có chủ ý tích cực, nhưng lại hơi vô tâm. Khi thấy cháu bé bị hành hạ, lẽ ra anh ta nên ra tay ứng cứu. Tôi không dám tưởng tượng nếu ác mẫu này điên thêm một chút thì tính mạng cháu bé Ngân sẽ ra sao? Khi quay tới cảnh bé bị bà ta dùng chân đạp lên lưng thì đã đủ yếu tố buộc tội. Anh công nhân này lặng lẽ đứng quay từ đầu đến cuối, hậu quả là bé Ngân bị viêm phế quản do bị sặc nước. Trong thực tế cũng có nhiều trường hợp, khi chứng kiến một tai nạn giao thông, nhiều người đã không nhảy ra ứng cứu, thay vào đó lại vô tâm ghi hình trong lúc nạn nhân quằn quại trong vũng máu… là một hành động không đáng” - bạn Lê Hoàng Nam, sinh viên Trường cao đẳng Hàng Hải chia sẻ. Còn theo Long thì anh là một người “nghiện” nét. Anh thích đọc các thông tin trên mạng, anh chơi facebook và kết bạn khắp nơi qua internet, không phải là theo trào lưu mà để đượcgần gũi hơn với nhiều người, nhiều vấn đề mà bản thân không có thời gian cập nhật do bận rộn với việc học hành. Anh cũng có sở thích chụp hình hoặc quay clip rồi up lên mạng để chia sẻ với mọi người. Đôi khi đi trên đường nhìn thấy một hình ảnh gì đó đẹp, hình ảnh gì đó bức xúc thì sẽ viết entry để chia sẻ với điều đó. Anh Long cũng cho rằng việc Bộ GDĐT cho phép thí sinh mang các thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi sẽ góp phần hạn chế được tiêu cực trong thi cử, bằng chứng là đợt thi tốt nghiệp vừa rồi thí sinh cũng như giám thị vi phạm quy chế thi giảm rất nhiều.
|
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết