15:49 29/04/2020 Trên đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố lấy ý kiến dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực Tài nguyên-Môi trường, diễn ra vào sáng 29-4.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường chủ trì hội nghị trực tuyến
Cùng chủ trì tại điểm cầu Hà Nội là đồng chí Phan Xuân Dũng-Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN&MT Quốc hội.
Tại điểm cầu Hải Phòng có đồng chí Nguyễn Đình Chuyến-Phó Chủ tịch UBND thành phố, Bùi Thanh Tùng-Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.
Tại hội nghị, đại diện của hơn 10 tỉnh, thành phố đã có những ý kiến đóng góp đối với một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo vệ Môi trường, đơn cử như quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM); kiểm soát ô nhiễm, nhất là đối với nước thải, chất thải; các loại giấy phép trong lĩnh vực môi trường, khoáng sản; các lĩnh vực cần phân cấp cho các địa phương; tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính; phân bổ ngân sách trong lĩnh vực môi trường; chế tài xử phạt để thay đổi tư duy, hành vi của các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm quy định về bảo vệ môi trường…
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các địa phương, đồng thời khẳng định: Môi trường là một trong những vấn đề được các tổ chức và người dân đặc biệt quan tâm. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ Môi trường lần này được xem là một cuộc “cách mạng” và lấy mục tiêu hàng đầu là bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường trong lành.
Đoàn công tác của Quốc hội, Bộ Tài nguyên-Môi trường giám sát việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Theo đó Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo nền tảng pháp lý hình thành và phát triển các mô hình tăng trưởng bền vững. Luật cũng sẽ thay đổi phương thức quản lý từ mệnh lệnh hành chính, rườm rà, phức tạp sang vai trò kiến tạo thông qua việc đơn giản hoá thủ tục hành chính; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; thống nhất trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; doanh nghiệp nhất thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và đóng vai trò trung tâm trong bảo vệ môi trường…
Đối với những vướng mắc trong lĩnh vực tài nguyên-môi trường, Bộ trưởng mong rằng thời gian tới các địa phương cần tiếp tục phối hợp, trao đổi thường xuyên hơn nữa, để Bộ kịp thời tổng hợp và có văn bản hướng dẫn tháo gỡ.
KO
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh