07:59 07/07/2022 Trước sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quán triệt chủ trương của Đảng: Khoa học, công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển”, lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) đã chủ động thích ứng, tăng cường đổi mới sáng tạo, tích cực, khẩn trương chuyển hướng, chuyển trạng thái sang ứng dụng KHCN trên nền tảng công tác nghiệp vụ truyền thống để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn TTATXH...
Kết hợp sử dụng nghiệp vụ truyền thống và ứng dụng KHCN
Đây được đánh giá là bước đi đúng đắn, có ý nghĩa căn bản, tạo tiền đề để lực lượng mở rộng nghiên cứu, triển khai nhiệm vụ công tác gắn kết chặt chẽ với sự tiến bộ của KHCN.
Để thực hiện thắng lợi chủ trương này, nhiệm vụ trước hết của lực lượng CSND là triển khai các mặt công tác nghiệp vụ theo từng lĩnh vực xuyên suốt hệ lực lượng ở cả 4 cấp, bảo đảm “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, kết hợp chặt chẽ trong - ngoài theo “3 lớp”.
Đồng thời, tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo chiến lược, khoa học về tình hình tội phạm, nhất là liên quan dịch bệnh, toàn cầu hóa, cách mạng 4.0; phát triển lý luận nghiệp vụ phòng, chống tội phạm bổ sung, định hướng trong quá trình chỉ đạo thực tiễn. Từ đó, xây dựng, cụ thể hóa bằng các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên thông, kết nối, chia sẻ trong và ngoài lực lượng để nắm chắc tình hình các lĩnh vực của đời sống, áp dụng KHCN và các biện pháp nghiệp vụ truyền thống vào trong công tác quản lý địa bàn, đối tượng, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ chủ động phòng ngừa, đấu tranh.
Đồng thời, lực lượng cần chú trọng phát triển công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ nguồn lực hỗ trợ, hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực trên một số lĩnh vực lực lượng CSND có ưu thế như khoa học hình sự, bảo đảm TTATGT, PCCC, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao...
Thời gian qua, nhờ áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ truyền thống kết hợp KHCN, số vụ phạm tội về TTXH trên phạm vi cả nước liên tục giảm. Đáng chú ý là các loại tội phạm nguy hiểm, nghiêm trọng như: giết người, cướp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán người giảm...
Mặt khác, lực lượng đã sớm nhận diện áp lực lớn từ tình hình tội phạm bên ngoài, trên không gian mạng và liên quan đến dịch Covid-19. Các loại tội phạm có sự chuyển hướng hoạt động mạnh hơn, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và các phương thức, thủ đoạn phạm tội sử dụng công nghệ cao để gia tăng hoạt động, nhất là trên không gian mạng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo trá. Đơn cử có thể kể đến một số loại tội phạm như: lừa đảo, tín dụng đen, cờ bạc, mại dâm, ma túy...
Nhờ làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, dự báo xu hướng hoạt động của tội phạm và chủ động các phương án, kế hoạch đấu tranh phù hợp nên công tác phòng, chống, bắt giữ, ngăn chặn các loại tội phạm của lực lượng CSND ngày càng hiệu quả.
Toàn lực lượng đã điều tra, khám phá thành công nhiều “đại án” điển hình trên một số lĩnh vực có tính chất nhạy cảm như: giáo dục, y tế, KHCN... Từ đó, tạo sức lan toả sâu rộng, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa chung.
Phối hợp hiệu quả với các ngành chức năng
Cùng với đó, thời gian qua, lực lượng đã triển khai hiệu quả công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, các bộ, ngành như: thông tin, truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…, đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ phát triển KHCN và triển khai các giải pháp phối hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm trong các lĩnh vực chuyên ngành liên quan.
Đặc biệt, trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, lực lượng CSND đã tiên phong, quyết liệt, sáng tạo triển khai, đưa vào hoạt động 2 dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước tới nay là dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Sản xuất, cấp và quản lý CCCD với nhiều dấu ấn nổi bật.
Qua đó, góp phần đổi mới phương thức quản lý dân cư từ thủ công sang quản lý điện tử, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam.
Đáng chú ý, lực lượng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư. Chủ động xây dựng ứng dụng VNEID và 3 phần mềm trên nền tảng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an dân, an sinh xã hội.
Kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Tổng cục thuế, Điện lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Qua đó, đã từng bước đồng bộ, làm giàu thông tin dân cư cho hơn 42 triệu công dân trong hệ thống.
Hiện, toàn lực lượng đang tập trung cùng các bộ, ngành tham mưu triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06/CP).
Đề án này được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia một cách quyết liệt, thống nhất, đồng bộ, đổi mới, sáng tạo, lấy người dân là trung tâm. Trong đó, tập trung ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào 5 nhiệm vụ cụ thể gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển KT-XH; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp…
Những phần thưởng cao quý
Với những nỗ lực, cống hiến và thành tích kể trên, lực lượng CSND đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao. Lực lượng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Huân chương Sao vàng; 12 Huân chương Hồ Chí Minh; 209 tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân; hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; hàng vạn lượt tập thể, cá nhân được tặng Huy chương và Bằng khen các loại.
Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống (20-7-1962 * 20-7-1992), lực lượng CSND đã vinh dự được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tặng bức trướng 16 chữ vàng: “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ”. Phần thưởng này là sự ghi nhận to lớn về truyền thống vẻ vang rất đỗi tự hào và cũng là kim chỉ nam trong mọi hoạt động, công tác, chiến đấu của lực lượng CSND Việt Nam.
Khánh Chi
16:33 22/12/2024
14:01 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết