16:41 19/04/2022 Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo chặt chẽ, trực tiếp của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) từng bước được đổi mới toàn diện theo hướng tập trung, thống nhất về bộ máy tổ chức, chuyên sâu về nghiệp vụ. Qua đó, từng bước khẳng định vai trò nòng cốt, mũi nhọn trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm TTATXH, phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT-XH đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đặt ra.
Kiện toàn bộ máy tổ chức…
Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc, nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng, tiếp tục đi lên theo định hướng XHCN. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu bước vào giai đoạn sụp đổ.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động ráo riết tiến hành chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ, nhằm phủ định sự lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ CNXH ở Việt Nam. Chúng triệt để lợi dụng các vấn đề: dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, lực lượng CSND đã đổi mới toàn diện các mặt công tác, xây dựng lực lượng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, theo hướng tập trung thống nhất, chuyên sâu. Bộ máy tổ chức được kiện toàn, đội ngũ cán bộ được bố trí theo chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ CBCS được đổi mới theo hướng gắn việc học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND với công tác xây dựng Đảng, chấn chỉnh tác phong, phương pháp làm việc. Những cán bộ sa sút ý chí chiến đấu, năng lực kém và vi phạm phẩm chất đạo đức được thanh loại ra khỏi hàng ngũ CSND.
Công tác xây dựng lực lượng CSND thời kỳ này luôn được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an quan tâm không ngừng củng cố và phát triển. Ngày 31-1-1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 11/NĐ-HĐBT quy định tổ chức, bộ máy Bộ Nội vụ, trong đó có Tổng cục Cảnh sát nhân dân; Quốc hội có Nghị quyết về ANTT, Hội đồng Nhà nước có kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49/TVQH về tập trung cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội.
Đặc biệt, tháng 5-1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị 135 về tăng cường công tác bảo vệ TTATXH trong tình hình mới. Đây là cơ sở pháp lý, chỗ dựa và là nội dung quan trọng để lực lượng CSND tấn công tội phạm, phát động quần chúng tham gia bảo vệ ANTT.
Nhờ đó, tình hình tội phạm hình sự trong giai đoạn này được kiểm soát tối đa. Trật tự kỷ cương xã hội được thiết lập lại. Lực lượng CSND đã từng bước tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, tín nhiệm, hỗ trợ, giúp đỡ ngày càng lớn của quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Đến năm 1992, lực lượng Cảnh sát nhân dân tập trung triển khai Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) về củng cố AN-QP, chống “diễn biến hòa bình”, thực hiện Chỉ thị 594 của Bộ về công tác tư tưởng. Đặc biệt, lực lượng đã đề xuất Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị 233 về tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh ban hành Pháp lệnh CSND và tổ chức Lễ kỷ niệm, các hoạt động theo Chỉ thị 12 của Bộ trưởng.
Tham mưu nhiều chủ trương, chiến lược phòng chống tội phạm trong tình hình mới…
Bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạn này, lực lượng CSND đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, chiến lược trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATXH.
Trong đó, lực lượng đã đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, chương trình quốc gia tạo cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATXH.
Đáng chú ý, năm 2018, kế thừa có chọn lọc ưu điểm của tổ chức bộ máy Bộ Công an, Đảng ủy Công an Trung ương đã chủ động nghiên cứu xây dựng Đề án 106: “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đồng thời tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15-3-2018 về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Bộ Công an tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 6-8-2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công an.
Theo đó, không tổ chức cấp Tổng cục, sắp xếp tinh gọn cơ quan Bộ thành các đơn vị cấp Cục trực thuộc Bộ, hệ thống tổ chức, bộ máy lực lượng Cảnh sát được bố trí theo hướng tập trung, chuyên sâu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATXH với 12 Cục nghiệp vụ.
Đồng thời triển khai sáp nhập 20 Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng cường gần 5 vạn CBCS xây dựng lực lượng Công an xã, thị trấn chính quy theo phương châm: “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” (trong đó, đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 31/3/2021 quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy).
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, lực lượng CSND đã tham mưu với Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm ANTT, phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; phòng, chống và kiểm soát ma túy; bảo đảm TTATG đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông...
Cùng với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, lực lượng CSND đã tích cực tham gia công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý xã hội, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
Trong đó, lực lượng đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng đề xuất Quốc hội ban hành một loạt các Bộ luật như: Bộ Luật hình sự (2009), Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2021; Luật Tổ chức Cơ qua điều tra (năm 2015); Luật thi hành Tạm giữ, tạm giam 2015; Luật Thi hành án hình sự 2019; Luật phòng, chống ma túy (2000, 2008, 2021); Luật phòng, chống mua bán người (2011); Luật cư trú (2006, 2020); Luật Căn cước công dân (2014)…
Bên cạnh các dự án Luật, lực lượng Cảnh sát cũng tham mưu với Chính phủ ban hành nhiều Nghị định, Bộ Công an ban hành nhiều Thông tư để hướng dẫn thực hiện. Qua đó, hành lang pháp lý cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm TTATXH ngày càng được hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong tình hình mới.
Và để triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lực lượng đã tham mưu với Chính phủ ban hành chiến lược, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; phòng chống và kiểm soát túy; phòng chống mua bán người; các Chỉ thị, Nghị quyết về phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự xã hội...
Từ đây, đã góp phần cụ thể hóa trách nhiệm, phát huy được vai trò của các cấp, ngành, toàn thể nhân dân và huy động được nhiều nguồn lực tham gia công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATXH, lồng ghép công tác này với các nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các cơ chế, chính sách để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATXH, các phương châm, biện pháp công tác nghiệp vụ của lực lượng CSND không ngừng được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với yêu cầu, đỏi hỏi của thực tiễn đặt ra.
Cụ thể, được sự tham mưu đắc lực của lực lượng CSND, ngày 28-11-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 151/2008/QĐ-TTg ban hành Quy chế áp dụng các biện pháp công tác nghiệp vụ trong phòng, chống tội phạm, giữ gìn TTATXH của lực lượng CSND; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 02/CT về nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND và các Thông tư quy định cụ thể từng mặt công tác.
Các quy định này đã được bổ sung, sửa đổi theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở, nhất là cấp xã, phát huy vài trò “tư lệnh” của các Cục nghiệp vụ trong chỉ đạo xuyên suốt theo hệ lực lượng...
Qua đó, đã góp phần tích cực giúp lực lượng CSND chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng, giữ vững thế chủ động trong phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm, bảo đảm giữ vững TTATXH, tạo môi trường lành mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn mới…
Khánh Chi
16:33 22/12/2024
14:01 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết