16:24 11/11/2015
Trong phiên thảo luận tổ về chế định Thừa phát lại, đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng đánh giá: Qua thực tiễn tại Hải Phòng cho thấy, chế định này giúp tổ chức, cá nhân có nhiều lựa chọn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm cho các giao dịch dân sự được thực hiện đúng pháp luật; giúp giải quyết vụ án dân sự nhanh hơn, góp phần cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, nhận thức của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại còn hạn chế, lực lượng làm công việc thừa phát lại còn mỏng (ở Hải Phòng mới chỉ có 3 văn phòng Thừa phát lại với 19 nhân sự). Từ thực tiễn đó, đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị, trong thời gian tới Chính phủ cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo lực lượng thừa phát lại cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu về cải cách tư pháp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các giao dịch dân sự được thực hiện đúng pháp luật. Đại biểu Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH Hải Phòng đồng tình với chủ trương mở rộng việc thực hiện chế định này tại các địa phương thay vì chỉ làm thí điểm như hiện nay, đồng thời trên cơ sở sở đó sớm có tổng kết hoạt động này ở phạm vi toàn quốc để xem xét nâng lên thành luật thay vì việc Quốc hội ban hành nghị quyết. Theo ông Vinh, thông qua đó sẽ quy định rõ hơn về địa vị pháp lý của Thừa phát lại cũng như mô hình hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại. THẾ KHOA |
22:42 09/01/2025
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh