Một thoáng Đông Nam Á

15:06 30/11/2009

Ngày nay, Đông Nam Á là khái niệm đã trởnên rất đỗi quen thuộc đối với người Việt Nam. Ây vậy mà, khi nhóm nhàbáo chúng tôi lần đầu tiên có dịp dạo quanh các thành phố lớn:Singapore, Kualalumpur, Bangkok, vẫn không khỏi ngỡ ngàng về sự vươnmình trỗi dậy của những đất nước, vốn không lâu, cũng xuất phát từ hoàncảnh nghèo khó như chúng ta.
Ngày nay, Đông Nam Á là khái niệm đã trởnên rất đỗi quen thuộc đối với người Việt Nam. Ây vậy mà, khi nhóm nhàbáo chúng tôi lần đầu tiên có dịp dạo quanh các thành phố lớn:Singapore, Kualalumpur, Bangkok, vẫn không khỏi ngỡ ngàng về sự vươnmình trỗi dậy của những đất nước, vốn không lâu, cũng xuất phát từ hoàncảnh nghèo khó như chúng ta.

Một góc Singapore
Một góc Singapore

Điều cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là, cũng giống như TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội, dòng người di cư từ các vùng nông thôn kéo đến, cộng với dòng vốn đầu tư khá rầm rộ từ các nước tư bản đã tạo nên những đô thị lớn của khu vực. Tuy nhiên, khác với ở ta, đó là những thành phố đa văn hóa và có tính quốc tế rất cao. Ở các thành phố này, tiếng Anh được sử dụng hết sức rộng rãi. Người nước ngoài sinh sống và làm việc rất đông đảo…

Dù là Singapore, Kualalumpur hay Bangkok đều có một hệ thống giao thông hết sức hiện đại với những con đường cao tốc rộng lớn, những trục đường giao thông đô thị giao cắt không đồng mức, rộng rãi: 6, 8, 10 làn xe, kèm với đó là đường tàu điện ngầm, đường sắt trên cao. Thế nhưng, ở Bangkok và cả Kualalumpur, giao thông đô thị vẫn ùn tắc một cách đáng sợ. Nguyên do, không phải do đường chật mà là thành phố có quá nhiều cao ốc từ 20, 30 tới 40, 50 tầng, xe ô tô cũng quá nhiều, hầu như ai cũng có xe hơi riêng.

Singapore thì khác, đường có vẻ hẹp hơn nhưng nhiều vô kể và rợp mát bóng cây, hầu như không thấy người dân sở tại đi bộ, họ chui hết cả xuống tàu điện ngầm. Đúng là một thành phố xanh, sạch nhất thế giới. Nhân viên vệ sinh đô thị chắc chắn không có việc gì làm ngoài việc hót lá cây. Một mẩu rác trên vỉa hè cũng khó gặp. Thành phố này đẹp thì có đẹp, sạch thì có sạch nhưng xem ra hơi… đơn điệu vì cái gì cũng chỉn chu ngăn nắp quá. Cái giống nhau ở cả 3 thành phố kể trên là bạn có đi cả ngày ngoài đường cũng chẳng nghe được một tiếng còi xe ô tô. Họ cứ thế mà đi, tắc đường thì dừng lại, không ai chen lấn ai. Ở Singapore thì ô tô nhường đường cho người đi bộ, có nghĩa người đi bộ cứ qua đường đúng chỗ, ô tô tự khắc sẽ dừng lại. Cầu vượt ở Kualalumpur hầu như có băng chuyền tự động, có mái che. Đấy thực sự là một thành phố của cầu thang cuốn, khắp nơi đều có cầu thang cuốn: cao ốc, siêu thị, cầu vượt, di tích…

Đường cao tốc ở Malaysia là do tư nhân đầu tư theo hình thức BOT. Xe ô tô thì do các doanh nghiệp bán trả góp, chỉ cần 30USD là mua được cái xe trả góp với giá khoảng 8.000 USD, mỗi tháng trả độ 100USD. Xe ô tô đăng ký thì thích biển số gì được biển số đó, miễn là chủ nhân của nó chịu trả tiền cho Bộ giao thông. Kể cả những biển số đã cấp ra, có người trả tiền, Bộ Giao thông vẫn cấp tiến. Thế nên có những doanh nghiệp, tất cả các xe ô tô đều chung một biển số, chỉ khác nhau ở một chữ cái ký hiệu. Cũng ở Malaysia, ngoài đô thị, nhà dân không nằm bên đường giao thông, hoặc giả nếu có thì sẽ được chắn bằng một bức tường cách âm cao ngất. Tai nạn giao thông vì vậy rất ít khi xảy ra ở các thành phố này, lưu lượng xe máy rất ít. Ở Bangkok cũng có xe ôm nhưng đi xe ôm đắt hơn đi xe taxi rất nhiều.



Tắc đường ở thủ đô Bangkok, Thái Lan


Singapore là một quốc gia nhỏ bé với chỉ hơn 5 triệu dân. Mọi thứ ở họ đều tốt, mẫu mực. Tất nhiên an sinh xã hội của họ cũng rất tốt. Còn ở Malaysia, với 22 triệu dân, cuộc sống của con người cũng thật sự được bảo đảm: trẻ em đi học 12 năm không mất tiền, ốm đau, giá cả có chế độ bảo hiểm. Nhà ở xã hội rất sẵn và cũng như ô tô, được bán trả góp. Sinh đẻ nhà nước cấp tiền, càng đẻ nhiều càng được cấp nhiều tiền.

Ở Thái Lan, thanh niên rời bỏ nông thôn ra cá thành phố kiếm sống bất chấp sự kêu gọi của nhà nước mời gọi họ trở về xây dựng quê hương. Nhiều vùng quê ở đấy ruộng đất bỏ hoang, thiếu người cày cấy. Thành phố thì đông đúc, ngột ngạt. Người dân Bangkok sống cần mẫn và thiết thực. Thanh niên Thái hiền lành, 21 tuổi thì vào chùa tu 3 tháng. Lấy vợ thì làm lễ ở nhà chùa rồi cứ thế về sống với nhau, không cần tổ chức đám cưới, càng không có chuyện mừng phong bì đám cưới như ở ta. Cả Singapore, Kualalumpur hay Bangkok đều rất ít quán nhậu, quán cà phê. Người Malaysia đa phần theo đạo hồi nên không uống rượu, hút thuốc và đánh bạc. Họ chỉ có làm việc và làm việc, bù lại, đàn ông đạo Hồi được lấy 4 vợ, lấy rồi thì nuôi cho công bằng cả 4 vợ.

Thanh niên Thái Lan mỗi ngày dành cả 4-5 tiếng để di chuyển trên đường vì đâu đâu cũng tắc đường. Họ không có thời gian để ăn nhậu. Yêu đương thì hẹn hò ở siêu thị. Họ kiên nhẫn ngồi trên xe ô tô mở nhạc nghe, không ai kêu ca gì vì đã quá quen với cảnh tắc đường. Cũng vì tắc đường mà có tới 80% trẻ em học nội trú cả tuần ở trường, 20% còn lại là con nhà khá giả thuê người đưa đón hoặc trường tự nhận và trả trẻ tại nhà. Vợ chồng cả ngày không ăn cơm với nhau. Sáng 5-6 giờ ra khỏi nhà để đi làm, giờ làm việc là 9h. Tối 9-10h mới về đến nhà vì tắc đường. Bài học về sự tắc đường ở Bangkok, thiết nghĩ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội rất cần nên học để tránh bớt.

Ở Thái Lan thấy có rất nhiều cá tra nhưng người dân không biết ăn. Không biết ăn bởi họ không có món canh chua và cá kho tộ như ở ta. Rời khỏi đất nước họ, trở về nhà và được ngồi vào mâm cơm quây quần cả nhà, được ăn món canh riêu cá với rau sống mới thấy nền văn hóa ẩm thực của ta thật quý hóa. Sáng mai ngủ dậy, tập thể dục rồi đi làm, ăn sáng, uống cà phê vẫn kịp giờ đến cơ quan vì không sợ tắc đường. Mới thấy, guồng quay công nghiệp chưa cuốn mất cuộc sống thường ngày của mình. Con người sinh ra là để được sống hạnh phúc. Giữa ta với họ, khó mà kết luận ai hơn ai…


MINH TUẤN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông