Mỹ - Nga và hiệp ước hạt nhân lịch sử

14:50 27/12/2010

Việc Thượng viện Mỹ và Hạ viện Nga tuần qua đã thông qua Hiệp ước cắtgiảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới được dư luận thế giới đánhgiá là một sự kiện quốc tế quan trọng của năm 2010.
Việc Thượng viện Mỹ và Hạ viện Nga tuần qua đã thông qua Hiệp ước cắtgiảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới được dư luận thế giới đánhgiá là một sự kiện quốc tế quan trọng của năm 2010.

START mới được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký tại Praha (CH Séc) ngày 8-4-2010, quy định sau 7 năm kể từ ngày văn bản này có hiệu lực, mỗi bên sẽ giảm số đầu đạn hạt nhân của mình xuống còn 1.550 đơn vị và phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân (cả triển khai lẫn chưa triển khai) xuống còn 700 - 800 đơn vị. Hiệp ước cũng giới hạn mỗi nước chỉ được triển khai không quá 700 phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân như tên lửa đạn đạo hay máy bay ném bom chiến lược. Con số này chỉ bằng gần một nửa so với 1.600 phương tiện được quy định trong hiệp ước Start cũ. Hiệp ước mới sẽ chính thức có hiệu lực khi được Quốc hội hai nước phê chuẩn. 

Ngày 22-12 vừa qua, Hiệp ước đã được Thượng viện Mỹ thông qua nhưng vẫn phải chờ quyết định tương tự từ Hạ viện và Thượng viện Nga. Và đến ngày 24-12, với 350 phiếu ủng hộ và 58 phiếu phản đối, Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua trong phiên xem xét thứ nhất Hiệp ước START mới, đồng thời quyết định tiến hành hai phiên xem xét bắt buộc tiếp theo đối với văn bản này vào tháng 1 năm sau. Trước đó, theo Đài tiếng nói nước Nga, trong cuộc điều tra dư luận do kênh truyền hình CNN tiến hành, hơn 70% người Mỹ được hỏi đã ủng hộ START.

Phát biểu tại buổi họp báo ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ hoan nghênh việc Thượng viện nước này phê chuẩn START mới, điều mà ông gọi là “ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu” của ông đối với phiên họp quốc hội Mỹ lần này, đồng thời khẳng định động thái này “đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ tới toàn thế giới”. Ông Obama nhấn mạnh START mới là thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng nhất trong gần hai thập kỷ qua và nó sẽ giúp thế giới an toàn hơn.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John Kerry tuyên bố “an ninh quốc gia của Mỹ và của cả thế giới sẽ được củng cố với việc thông qua hiệp ước này”. Theo ông Kerry, hiệp ước này không chỉ đơn thuần là một thỏa thuận nhằm giải quyết những nguy hiểm còn sót lại từ thời kỳ hạt nhân cũ, mà còn là một thỏa thuận cung cấp cho Mỹ công cụ quan trọng để ứng phó với những mối đe dọa trong thời kỳ hạt nhân mới.

Về phía Nga, Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov đã hoan nghênh việc Thượng viện Mỹ phê chuẩn START mới, song cũng tuyên bố Mátxcơva cần có thời gian để nghiên cứu các văn kiện của Mỹ trước khi có hành động tương tự.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên tiếng hoan nghênh việc Thượng viện Mỹ phê chuẩn START mới. Tuyên bố của Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh hành động này của Thượng viện Mỹ đã đánh đi thông điệp vững chắc và rõ ràng ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến hạt nhân. Từ Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng lên tiếng hoan nghênh Thượng viện Mỹ phê chuẩn START mới. Trong một thông cáo phát đi, bà Merkel cũng bày tỏ “hy vọng những bước tiếp theo hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân sẽ tiếp tục được thực hiện”.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông