Ngoại binh - mong manh trong giới hạn lợi và hại

16:36 01/06/2009

Khi V.League lên chuyên nghiệp đã qua 8 mùa giải thì các CLB đều nhận ra một điều tất yếu: ngoại binh là một phần không thể thiếu và có đóng góp lớn cho mỗi thành công. Nhưng khi ngoại binh là sức mạnh không thể phủ nhận mà lại vướng phải “vòng kim cô” chỉ 3/5 cầu thủ được ra sân đã làm nhiều đội bóng có tiềm lực kinh tế, có ngoại binh tốt nhưng vẫn không thể sử dụng toàn lực lượng.
Khi V.League lên chuyên nghiệp đã qua 8 mùa giải thì các CLB đều nhận ra một điều tất yếu: ngoại binh là một phần không thể thiếu và có đóng góp lớn cho mỗi thành công. Nhưng khi ngoại binh là sức mạnh không thể phủ nhận mà lại vướng phải “vòng kim cô” chỉ 3/5 cầu thủ được ra sân đã làm nhiều đội bóng có tiềm lực kinh tế, có ngoại binh tốt nhưng vẫn không thể sử dụng toàn lực lượng.

Leandro (18) liệu có trở thành nội binh của XM.HP
Leandro (18) liệu có trở thành nội binh của XM.HP

Với Bộ luật mới của Chính phủ mới ban hành thì việc nhập quốc tịch Việt Nam cho một cầu thủ giờ là chuyện khá đơn giản. Nhận thấy điều này nên các CLB đã cố gắng “nội hoá” ngoại binh. Chỉ bỏ ra một số tiền không quá lớn nhưng các CLB lại được hưởng lợi rất nhiều từ những “ông Tây” mang quốc tịch Việt Nam. Đi đầu trong phong trào “nội hoá” ngoại binh là CLB ĐT.LA với việc TM Fabio Santos trở thành cầu thủ Việt Nam.

“Độc chiêu” đó có lẽ là của cựu HLV trưởng ĐT.LA Calisto mách nước “bầu” Võ Quốc Thắng. Nhận thấy mối lợi từ việc nhập quốc tịch cho các ngoại binh, làn sóng “nội hoá” các ngoại binh trở nên ồ ạt từ mùa giải 2009. HAGL đã “hoán cải” cả Nirut, Sakda thành những người gốc Việt để bổ sung cho đội hình cùng với việc sẽ “Việt hoá” ngôi sao Lee Nguyễn thành người Việt trong tương lai. Kesley- chân sút của B.Bình Dương nghiễm nhiên được phép mang hai quốc tịch khi có vợ là người Việt.

Rồi đến CLB hạng Nhất V.Ninh Bình hoàn tất vụ chuyển nhượng thủ thành Mykola và Maxwell để biến họ thành: Đinh Hoàng La và Đinh Hoàng Max, từ mùa giải 2009. Giai đoạn 2 của mùa giải hứa hẹn nhiều “biến động” mới khi HP.Hà Nội cũng đang làm thủ tục nhập tịch cho Issac và Ronald Martin, SHB. Đà Nẵng đang “Việt hoá” tiền vệ Rogerio, Thể Công dự tính mua Abbey và nhập tịch thành người Việt... Tương lai có lẽ không đội bóng nào chịu thiệt khi đội khác có ngoại binh người Việt, chẳng lẽ mình lại không….

Việc nhập tịch cho ngoại binh đã trở thành chuyên bình thường bởi nhu cầu thiết yếu của nhiều CLB. Nhưng xung quanh vấn đề này còn có rất nhiều ý kiến trái chiều. HLV Vương Tiến Dũng cho rằng: “Nếu nhập tịch được thì sẽ tăng chất lượng của các giải đấu, các CLB cũng có lợi nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bóng đá nội. Những cầu thủ nội sẽ có ít hơn những cơ hội ra sân, trình độ không phát triển được mà ngày càng “cùn” đi và tương lai sẽ ảnh hưởng đến cả nền bóng đá quốc gia”. Trong khi các giải đấu ở nhiều quốc gia có nền bóng đá phát triển đang tìm mọi cách để khống chế số lượng cầu thủ nước ngoài được phép ra sân trong một trận đấu thì nhiều CLB Việt Nam lại “lách luật” để hưởng lợi cho bản thân.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc nhập tịch cho các cầu thủ ngoại là xu thế tất yếu để thúc đẩy bóng đá Việt Nam phát triển. Nhưng đa số họ cũng không đồng tình với việc nhập tịch cho ngoại binh để rồi “ngoại hoá” luôn cả các đội tuyển quốc gia. ĐTQG là bộ mặt của cả một đất nước và bóng đá Việt Nam không thiếu tài năng. Vậy thì cớ sao cứ phải nhập tịch để rồi tương lai sẽ lại là một gương mặt tuyển thủ mang dòng máu ngoại!

PHAN ANH


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông