Người châu Âu giận dữ vì “thắt lưng, buộc bụng”

15:55 01/10/2010

Trong các ngày 29 và 30-9, hàng loạt cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộcủa người lao động đã diễn ra tại nhiều nước châu Âu, nhằm phản đốinhững biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà chính phủ các nước trong Liênminh châu Âu (EU) đang tiến hành với mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách,đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nợ công.
Trong các ngày 29 và 30-9, hàng loạt cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộcủa người lao động đã diễn ra tại nhiều nước châu Âu, nhằm phản đốinhững biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà chính phủ các nước trong Liênminh châu Âu (EU) đang tiến hành với mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách,đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nợ công.

Cảnh sát Tây Ban Nha đụng độ người biểu tình
Cảnh sát Tây Ban Nha đụng độ người biểu tình

Cuộc biểu tình quy mô lớn nhất diễn ra ở thành phố Brussels của Bỉ, nơi được xem là thủ đô châu Âu.Khoảng 100.000 người tuần hành qua hầu hết các khu phố chính, bắt đầu từ nhà ga Midi và kết thúc tại công viên Cinquantenaire ngay sát trụ sở của các thể chế EU. Họ mặc đồng phục của nhiều tổ chức công đoàn khác nhau và đi dưới các khẩu hiệu: “Nói không với thắt lưng buộc bụng, ưu tiên cho việc làm và tăng trưởng”, “Chỉ người nghèo còn lại sau khi nhà giàu đã chuồn đi”. Hầu hết các phương tiện công cộng ở thành phố Brussels đều ngừng hoạt động từ sáng sớm 29-9. Một loạt cửa hàng đã phải đóng cửa, trong khi cảnh sát đã lập rào chắn trước trụ sở Liên minh châu Âu.

Để đối phó với cuộc biểu tình rầm rộ được coi là lớn nhất ở Brussels trong gần 1 thập kỷ qua, cảnh sát Bỉ đã phải huy động tối đa các lực lượng khác nhau để ngăn chặn sự quá kích của người tham gia biểu tình.Theo phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát vùng Brussels, Christian De Coninck, nhà chức trách đã huy động trên 2.000 cảnh sát, đồng thời cảnh sát Hà Lan cũng có mặt để sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.Ngoài ra, lực lượng cảnh sát đã phối hợp với các nhà tổ chức tiến hành 148 vụ bắt giữ ngăn chặn trước khi cuộc biểu tình diễn ra.

Không chỉ tại Brussels, trên khắp châu Âu cũng diễn ra các cuộc biểu tình tương tự để đáp lại lời kêu gọi của CES. Các cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra tại thủ đô Warsaw (Ba Lan), nhiều thành phố ở Tây Ban Nha, Ireland, Hy Lạp, Hà Lan, Italy, Serbia..., khiến hoạt động giao thông công cộng bị đình trệ, nhiều chuyến bay bị hoãn...

Tại Tây Ban Nha, cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2002 tới nay đã đánh dấu sự rạn nứt giữa công đoàn với chính phủ cánh tả của ông Zapatero, vốn từng có quan hệ thân thiết.Đụng độ đã xảy ra giữa những người biểu tình và cảnh sát tại thủ đô Madrid, làm 20 người bị thương. Khoảng 30 người biểu tình đã bị bắt giữ. Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Rodriguez Zapatero đang bị chỉ trích dữ dội vì áp dụng các chính sách ngặt nghèo để cắt giảm thâm hụt do khủng hoảng tài chính, trong khi tỉ lệ thất nghiệp lên tới 20%.

Tại Ba Lan, hàng nghìn người tham gia biểu tình đã làm náo loạn đường phố thủ đô Warsaw với tiếng kèn, trống và khẩu hiệu “nói không với cắt giảm, nói có với sự phát triển”. Đại diện các tổ chức nghiệp đoàn đã yêu cầu đảm bảo việc làm và tăng mức lương tối thiểu, phản đối việc "đóng băng" lương ở khu vực công và phản đối việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) do chính phủ đệ trình trong dự án ngân sách 2011.Khoảng một nghìn người dânLatvia cũng xuống đường biểu tình. Ở Hi Lạp, các bác sĩ nghỉ việc trong 24 giờ, giới tài xế xe buýt và nhân viên tàu hỏa cũng ngừng làm việc.

Cuộc khủng hoảng kinh tế có tác động toàn cầu đã khiến 23 triệu người châu Âu bị mất việc làm.Người lao động châu Âu cũng giận dữ vì họ đang phải trả giá cho những sai lầm thuộc về các ngân hàng và giới tài chính. Tuy nhiên, giới quan sát bình luận các cuộc đình công, biểu tình sẽ không thể buộc chính phủ các nước châu Âu ngừng các biện pháp cải tổ tài chính và “thắt lưng buộc bụng”.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông