09:54 24/08/2018 Trên đây là một trong những nguyên tắc mà trong thời gian tới tại các văn bản pháp luật Bộ Tài nguyên-Môi trường soạn thảo sẽ bám sát và đề xuất Chính phủ thông qua.
Lãnh đạo Tổng Cục Môi trường khảo sát hệ thống xử lý nước thải tại một doanh nghiệp
Căn cứ vào những Hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết, tham khảo các chính sách, cách thức quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các nước tiên tiến và trong khu vực, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng nguyên tắc trên là hoàn toàn phù hợp với quản lý môi trường trong nước và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo đó, thay vì ngân sách nhà nước phải oằn mình gánh chi phí xử lý ô nhiễm môi trường thì tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm, rộng hơn là cộng đồng doanh nghiệp, quốc gia, một nhóm quốc gia phải chung tay xử lý ô nhiễm, nhất là lưu vực các dòng sông, biển, đảo.
Song song với nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” là nguyên tắc “Người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả”. Nguyên tắc thứ hai nhằm nêu cao ý thức cộng đồng, sẻ chia trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân với công tác bảo vệ môi trường.
Việc thể chế hoá hai nguyên tắc trên qua các cơ chế, mô hình đầu tư và huy động nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường từ chính các đối tượng liên quan, các cơ quan quản lý nhà nước hy vọng rằng sẽ tạo bước chuyển biến mới về nhận thức, chuyển đổi hành vi, ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội.
KO
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh