Nhọc nhằn mưu sinh dưới đáy sông

14:22 08/12/2009

Từ bến Nam Hải, dõi mắt về phía trước bốn bề sông nước mênh mông nhữngđốm đen nhỏ li ti lúc quyện vào, lúc tản ra thỉnh thoảng lại bập bềnhtheo con sóng. Họ là những người thợ cào ngao, hàng ngày vẫn phó thácsố phận mình cho thuỷ thần.
Từ bến Nam Hải, dõi mắt về phía trước bốn bề sông nước mênh mông nhữngđốm đen nhỏ li ti lúc quyện vào, lúc tản ra thỉnh thoảng lại bập bềnhtheo con sóng. Họ là những người thợ cào ngao, hàng ngày vẫn phó thácsố phận mình cho thuỷ thần.

Những người thợ cào ngao trên sông Văn Úc
Những người thợ cào ngao trên sông Văn Úc

Buổi sáng, khi mặt trời còn chưa thức giấc, bến Nam Hải, Đoàn Xá, huyện Kiến Thuỵ còn vắng teo, chiếc thuyền nan 15CV của ông chủ ngao Trần Văn Huấn đã nổ máy, rời bến, rẽ nước con sông Văn Úc mang 15 thợ cào ngao hướng thẳng mũi ra khơi. Xuôi con nước, nhưng cũng phải mất gần 1 tiếng đồng hồ chiếc thuyền nan mới dừng lại, thả neo.

Theo những người thợ cào, địa điểm thả neo, hành nghề hôm nay của đội là Gồ Đông, cách bến Nam Hải chừng 5 km về phía Tây. Giục anh em trong đội nghỉ ngơi rồi chuẩn bị đồ nghề, anh Huấn quay sang giới thiệu với tôi: “Là nơi cửa biển, có nhiều vùng nước xoáy nên từ lâu ở đây đã hình thành 3 gồ cát (Gồ Đông, Gồ Nam và Gồ Nam Con). Ngao sinh sống ở 3 gồ này với số lượng khá lớn, nhiều con ngao to bằng cả bàn tay. Ngao anh em bắt được ở đây tôi thu gom hết, rồi bán cho lái buôn xuất khẩu sang Trung Quốc, cũng có hôm cung cấp cho một số nhà hàng lớn ở Đồ Sơn”. Nói xong, anh Huấn đỡ tôi xuống gồ, tay nhặt một bộ đồ cào, nhảy tùm xuống nước cùng đội.

Bộ đồ cào ngao không có gì phức tạp, chỉ gồm một đoạn tre tách đầu, gắn vào thanh sắt được dát mỏng hình chữ U, một cái dây thắt lưng để cột vào thân tre khi cào và cái túi để thu ngao. Vác bộ đồ trên vai, đi phăng phăng trong dòng nước ngập tới đầu gối đến giữa gồ, cả đội hạ đồ nghề. Trong cái nắng hanh hao và se se lạnh của tiết trời mùa đông, anh Phạm Văn Đang, thôn Đắc Lộc 1, xã Đoàn Xá vừa dìm người ngập tới cổ và tợp một ngụm rượu vừa cười phân trần: “Phương pháp “sưởi ấm” của anh em chúng tôi đấy”, rồi lại khom mình nhích từng bước, khi đồ cào đã cắm sâu vào cát. Đi được khoảng 5 đến 10 phút anh lại dừng lại nghiêng mình rạp nước, bắt lên một vài con ngao. Đang cho biết, đang cào mà thấy cảm giác “ khịch” một cái là có sản phẩm. Cứ thế 2, 3 tiếng đồng hồ liền, những người cào gần nhau túm lại một chỗ uống nước, khoe “sản phẩm”- coi như giờ giải lao, xong lại tản ra lom khom trong biển nước…

Loi ngoi trên sông nước

Nghề cào ngao xuất hiện ở Đoàn Xá, Kiến Thuỵ đã lâu, nhưng trước đây cào ngao là để giải quyết bữa ăn hàng ngày, nên người dân trong vùng chỉ cào sát bờ, còn những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, vựa ngao cứ vơi dần, đồng nghĩa với việc họ càng ngày càng phải vươn ra biển, nên mức độ nguy hiểm cũng tăng lên dần. Đang phì phèo điếu thuốc cho ấm bụng, anh Đặng Xuân Tùng ở thôn Phúc xá, Đoàn Xá quay sang tâm sự với chúng tôi: “Vất vả lắm các chú ạ. Đấy, nhìn anh em chúng tôi chẳng khác nào những đám bèo lay lắt giữa biển khơi. Vừa cào, vừa phải quan sát mực nước, chứ bốn bề là biển nước thế này, không cẩn thận “đi” lúc nào chẳng hay”.

Nguy hiểm rình rập, mong manh giữa sự sống và cái chết là tất cả những gì mà bất cứ ai cũng sẽ cảm nhận được khi gặp đoàn người lom khom mưu sinh trên sông nước mênh mông này, bởi ngoài chiếc thuyền đưa họ đi về không có bất kỳ một thiết bị bảo hộ hay cứu sinh nào. Hơn nữa, cào ngao phải theo con nước, nên nước cạn vào đêm thì họ cũng phải hành nghề; rồi khi cào, người cào tản đi khắp nơi trên gồ, có khi cách thuyền hàng km (20 phút đi bộ dưới nước). Vì thế, có nguy hiểm gì cũng khó kịp lên được thuyền, chứ chưa nói tới vào tới bờ. Anh Nguyễn Văn Nhuận- một thợ cào nghiệp dư cho biết: “Tôi đã có lần tưởng chừng không thể thoát khỏi miệng lưỡi của thuỷ thần do cảm lạnh. Không có thuốc, nhưng anh em dân biển ai chẳng có phương pháp cấp cứu cổ truyền”. Nhuận cười.

Ngậm ngùi mưu sinh giữa biển nước, đã quá chiều, ông chủ Trần Văn Huấn mới ra hiệu cho anh em trong đội cào dần về thuyền để về bến, ăn bữa cơm trưa muộn giờ. Toàn người ướt đẫm, chân tay nhợt nhạt, rét căm căm vì cái gió rét đầu mùa, anh Phạm Văn Đang miệng lập cập: “Anh em chỉ ăn trước khi đi và khi đã về bến. Vất vả cực nhọc là thế, nhưng vẫn phải làm thôi các chú ạ. Nông dân như chúng tôi không kiếm được nghề gì làm thêm thì chỉ có đói ”. Theo anh Trần Văn Huấn, anh em trong đội cào chủ yếu là những người trong xã và xã bên, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên tất cả phương tiện đều do anh sắm.

Trên thị trường, giá ngao tự nhiên bao giờ cũng đắt hơn ngao nuôi, nên có giá từ 50 - 80 nghìn/ 1kg. Như vậy, trung bình mỗi ngày một người cào được khoảng 3kg ngao, thu nhập của họ trừ chi phí cũng được 200 nghìn. Đối với những người nông dân, thu nhập một ngày như vậy không phải dễ có, nhưng tận mắt chứng kiến cách kiếm tiền của họ, thì thấy thật cũng chẳng đáng giá chút nào.


TRUNG KIÊN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông