Nhức nhối nạn buôn bán nội tạng người

15:14 21/09/2010

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong khoảng 70.000 quả thận đượcthay mỗi năm trên thế giới, có 15.000 quả thận xuất xứ từ thị trườngmua bán nội tạng bất hợp pháp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong khoảng 70.000 quả thận đượcthay mỗi năm trên thế giới, có 15.000 quả thận xuất xứ từ thị trườngmua bán nội tạng bất hợp pháp.

Nam giới bán thận tại một vùng ngoại ô thủ đô Manila, Philippines
Nam giới bán thận tại một vùng ngoại ô thủ đô Manila, Philippines

Hiện nay, rất nhiều quốc gia đang phải đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nội tạng cho các ca phẫu thuật cấy ghép. Mỗi năm ở Anh có 400 người thiệt mạng khi đang chờ được hiến nội tạng. Ở Mỹ, cứ một ngày trôi qua là có 17 người qua đời vì suy tim, gan, thận... Còn tại Israel, thời gian đợi trung bình của một người để được ghép thận là bốn năm. Như một hệ quả khó tránh khỏi, thị trường nội tạng chợ đen được hình thành, vươn vòi đến khắp các ngóc ngách trên thế giới này.

Như tại Moldova, một quốc gia nghèo ở châu Âu chỉ có 3 triệu dân, cứ 6 phút lại có một cơ quan nội tạng được đem ra khỏi biên giới. Nội tạng được đem rao bán nhiều nhất là thận. Ngoài ra, những kẻ buôn bán nội tạng còn săn lùng phổi, một phần của lá gan, thậm chí cả giác mạc, xương, dây chằng, van tim, da, cùng bất kỳ phần thân thể nào của con người có thể đem bán được. Các bộ phận này thường được bảo quản trong kho lạnh và sau đó chuyên chở bất hợp pháp đến Mỹ, Australia, Đức, Anh, Israel, Nam Phi và những nước giàu có khác trên thế giới.

Việc buôn bán nội tạng được tổ chức thành một mạng lưới kết nối người bán với người mua, và bệnh viện là trung tâm môi giới. Theo đó, nhiều bác sĩ phẫu thuật hàng đầu ở các nước đang phát triển đã trở thành ông trùm khét tiếng về buôn lậu nội tạng. Mới đây nhất, 11 giám đốc bệnh viện tại Nam Phi đã bị bắt giữ với cáo buộc buôn bán nội tạng ngườitừ Brazil qua Nam Phi để sang Israel. Vụ bắt giữ là kết quả của một chiến dịch điều tra phối hợp giữa Nam Phi và Brazil kéo dài 7 năm. Các nhà điều tra khẳng định, nhiều người Brazil nghèo khổ được đưa sang Nam Phi để cắt thận nhằm cung cấp cho mạng lưới bán thận cho bệnh nhân Israel. Riêng bệnh viện Netcare trung bình mỗi năm cắt tới 100 quả thận trái phép để phục vụ đường dây buôn bán này. Các bị cáo sẽ ra toà vào tháng 11 tới đây.

Một chuyên gia phẫn nộ cho hay: “Thời đại toàn cầu hóa, một người Brazil nghèo khổ có thể dễ dàng bán quả thận của mình cho một cư dân Israel ốm yếu nhưng giàu có. Và nơi ca cấy ghép được tiến hành là Nam Phi”. Tại Iran, nước duy nhất có luật pháp cho phép việc buôn bán nội tạng người, giá bán lẻ một quả thận khỏe mạnh là khoảng 6.000 USD. Con số này sẽ gấp đôi ở Ấn Độ - nơi có đông đảo các bác sĩ có thể tiến hành các phẫu thuật cắt thận và hàng nghìn người nghèo đói sẵn sàng bán thận vì không còn cách kiếm tiền nào khác.

Lo ngại trước tình trạng trên, trong một hội thảo về các biện pháp ngăn chặn vận chuyển nội tạng theo đường du lịch tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), 152 chuyên gia cấy ghép nội tạng từ 78 quốc gia trên thế giới đã ký vào bản tuyên bố cấm vận chuyển, buôn bán và cấy ghép nội tạng bất hợp pháp, vì điều này vi phạm các nguyên tắc công bằng, công lý và giá trị nhân văn. Nhiều nước trước đây là nguồn cung cấp nội tạng như Trung Quốc, Philippines và Pakistan cũng đã ban hành các đạo luật ngăn cấm nạn buôn lậu nội tạng người. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ký kết Tuyên bố Istanbul nhằm chống lại việc buôn bán nội tạng.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông