09:54 14/05/2023 Trong chặng đường 65 năm (10-5-1958 * 10-5-2023) xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp là sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an; sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các đơn vị trong lực lượng CAND và các bộ, ban, ngành, địa phương; sự tin yêu, đùm bọc, giúp đỡ của các tầng lớp Nhân dân, lớp lớp thế hệ CBCS lực lượng An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB) trong toàn quốc đã không ngừng ra sức thi đua lập nhiều chiến công xuất sắc tô thắm truyền thống anh hùng vẻ vang của CAND Việt Nam.
Trấn áp bọn phản cách mạng dưới chiêu bài “Nhân văn giai phẩm”
Trước hết cần phải kể đến chiến công tiêu biểu của lực lượng trong công tác đấu tranh, trấn áp bọn phản cách mạng trong vụ án chính trị dưới chiêu bài “Nhân văn giai phẩm”. Sau giải phóng miền Bắc (1954), các cơ quan tình báo, gián điệp của Mỹ, Pháp đã cài cắm nhân viên, cơ sở ở miền Bắc để hoạt động lâu dài.
Trong số đó, phải kể đến tên tình báo Pháp cài lại khoác áo Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ là Đuy- răng. Tên này đã chỉ thị cho Thụy An - một nữ gián điệp Pháp hoạt động với tư cách nhà văn tìm cách mua chuộc, móc lối, lôi kéo những phần tử bất mãn trong giới văn nghệ sĩ và hàng ngũ trí thức ở miền Bắc thời đó hoạt động chống phá công cuộc xây dựng CNXH và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.
Nhờ làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, lực lượng ANCTNB đã đề xuất thành lập chuyên án đấu tranh với nhóm “Nhân văn giải phẩm”, tổ chức đấu tranh quyết liệt với hàng chục đối tượng, kịp thời ngăn chặn các hoạt động phá hoại của bọn phản động, ngăn chặn âm mưu, liên kết trong ngoài do tên Đuy- răng cùng đồng bọn gây ra. Qua đó, góp phần bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Trấn áp “Tổ chức chính trị phản động, làm tình báo cho nước ngoài”
Bước sang thập niên 60, một số đảng viên bị ảnh hưởng của chủ nghĩa “xét lại” nên đã có những hoạt động chống lại Đảng ta. Nhờ nắm chắc tình hình, lực lượng ANCTNB đã kịp thời phát hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Chính trị. Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của vụ án, Bộ Chính trị phân công hai đồng chí Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Tất cả các lực lượng nghiệp vụ của ngành thời đó được huy động tham gia.
Trong đó, Cục Bảo vệ cơ quan và văn hoá giữ vai trò chủ công, thường trực vụ án. Kết thúc vụ án, hàng chục đối tượng chống lại Đảng bị lực lượng chức năng bắt giữ. Trong số đó, ngoài một số đối tượng được tha, số còn lại yêu cầu đi tập trung giáo dục cải tạo có thời hạn. Từ đó, âm mưu lật đổ chính quyền của các đối tượng phản động bị đập tan.
Đấu tranh với số đối tượng bất mãn cơ hội chính trị
Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) tan rã, tình hình ANCTNB, an ninh văn hóa tư tưởng nảy sinh nhiều phức tạp mới. Do tác động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch và tác động tình hình thế giới, trong nước ta đã xuất hiện số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị trở thành chống đối, móc nối, liên kết với các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài. Từ đó, chúng tạo thành chỗ dựa về cả tinh thần và vật chất, dần hình thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng ta.
Các đối tượng phản động gia tăng hoạt động biên soạn, phát tán tài liệu phủ định học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định lịch sử, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng ta. Chúng điên cuồng kích động, gây chia rẽ nội bộ; xuyên tạc, bôi nhọ uy tín nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, đòi bỏ chuyên chính vô sản và con đường đi lên CNXH.
Trước tình hình đó, lực lượng ANCTNB đã chủ động làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị chức năng kịp thời xác lập chuyên án đấu tranh do trực tiếp lãnh đạo Bộ chỉ đạo. Áp dụng đồng bộ các biện pháp đấu tranh với các nhóm đối tượng ở các địa phương trọng điểm như: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng, thành phố Hải Phòng..., ban chuyên án đã từng bước ngăn chặn được hoạt động quá khích của các đối tượng cơ hội chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an đã tin tưởng, giao phó.
Đấu tranh với hoạt động xâm phạm ANQG, TTATXH thông qua việc tài trợ, triển khai các dự án của các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam
Thời gian qua, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam”, thông qua việc thúc đẩy hình thành phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây với mục đích lợi dụng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để gây mất ổn định, tạo dựng ngọn cờ, mối liên kết giữa các tổ chức, nhóm, cá nhân có hoạt động phức tạp nhằm hình thành tổ chức đối lập tiến tới thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Chúng tìm cách thâm nhập, chuyển hóa các tổ chức phi chính phủ Việt Nam thoát ly sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, tăng cường liên kết, phối hợp, tác động, can thiệp vào quá trình hoặch định chính sách, xây dựng và sửa đổi pháp luật Việt Nam.
Nắm rõ thực trạng trên, từ năm 2021 đến nay, lực lượng ANCTNB đã chủ động phát hiện nhiều vụ việc, xác lập, đấu tranh nhiều chuyên án, áp dụng quyết liệt nhiều đối sách, huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan trong và ngoài ngành Công an, ở Trung ương và địa phương.
Từ đó, lực lượng đã tiến hành khởi tố nhiều vụ án, đưa các đối tượng cầm đầu ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật, làm tan rã nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam có hoạt động phức tạp liên quan đến ANQG; đánh sập âm mưu tạo dựng các “ngọn cờ”, bóc gỡ các “mối liên kết” trong ngoài, giữa các tổ chức, cá nhân phức tạp với nhau; góp phần kéo giảm và ngăn chặn âm mưu, ý đồ lợi dụng các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam để chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch.
Đáng chú ý, trước đó, từ năm 2013, qua công tác nắm tình hình, lực lượng ANCTNB đã phát hiện một số đối tượng thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển (SENA) đã lôi kéo một số đảng viên, cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu tham gia soạn thảo hàng chục tài liệu có nội dung phức tạp, độc hại về chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc, phê phán chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường đi lên CNXH, kêu gọi thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam.
Chúng đã cho tán phát số lượng lớn tài liệu xấu, độc trên trong thời gian dài nhằm tác động nội bộ, gây chia rẽ trong Đảng, suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước ta. Lực lượng ANCTNB đã báo cáo, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác đấu tranh, xử lý các đối tượng, tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt 1 đối tượng về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Vụ việc trên đã được lãnh đạo Bộ Công an đánh giá là vụ việc “mẫu mực” trong đấu tranh chống tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Đảng, Nhà nước đã xác định.
Đấu tranh xử lý các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”
“Hội nhà báo độc lập Việt Nam” được tuyên bố thành lập từ ngày 4-7-2014 do đối tượng Phạm Chí Dũng làm Chủ tịch với số lượng thành viên ghi danh ban đầu là 92 người, phân bố ở nhiều địa phương trong và ngoài nước.
Mục đích mà hội này nhắm tới là nhằm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, các vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, xuyên tạc, phê phán vai trò lãnh đạo của Đảng; quản lý, điều hành đất nước của Chính phủ; phản biện các chính sách của Nhà nước ta liên quan đến quản lý xã hội, tự do báo chí. Mặt khác, chúng nhằm hỗ trợ, bênh vực cho số nhà báo có quan điểm, tư tưởng bất mãn, cơ hội chính trị; đấu tranh đòi Nhà nước bỏ Điều 88, 258, Bộ Luật Hình sự.
Vốn đã sớm phát hiện ra các hoạt động sai trái của tổ chức hội nêu trên, lực lượng ANCTNB nhanh chóng đề xuất xác lập chuyên án đấu tranh do Bộ chỉ đạo.
Khép lại chuyên án, lực lượng đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng cầm đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, gồm: Phạm Chí Dũng (Chủ tịch hội) cùng đồng bọn là Nguyễn Tường Thụy (Phó Chủ tịch hội) và Lê Hữu Minh Tuấn (hội viên phụ trách tài chính) về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Và ngày 5-1-2021, khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt: Phạm Chí Dũng 15 năm tù; Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn mỗi bị cáo 11 năm tù. Cả 3 bị cáo này đều phải chịu hình phạt bổ sung quản chế 3 năm sau khi hết hạn tù...
Khánh Chi (Lược ghi theo tài liệu của Cục An ninh chính trị nội bộ)
(còn nữa)
16:33 22/12/2024
14:01 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết