10:06 15/09/2018 Tin từ tỉnh Quảng Ninh, thực hiện công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), mới đây, Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã có công điện khẩn số 2990/CĐ-SNNPTNT gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ban ngành có liên quan cùng phối hợp thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn tỉnh.
Biểu hiện bên ngoài của bệnh Dịch tả lợn châu phi thể cấp tính và á cấp tính. Ảnh từ Sở NN-PTNT Quảng Ninh
Theo thông tin của Bộ NN-PTNT, từ đầu tháng 8-2018, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc và đã lây lan ra 4 ổ dịch với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con.
Trước đó, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (gồm: Trung Quốc, Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo có Dịch tả lợn châu Phi. Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm mới nổi, nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn.
Đáng lưu ý, sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời. Virus này có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lơn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami.
Nguy hiểm hơn, hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được Dịch tả lợn châu Phi, vì vậy các giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.
Trước tình hình này, cùng với việc thực hiện ngay công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY của Bộ NTsố 6741/CĐ-BNN-TY của Bộ NNPTNN, Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã phát công điện khẩn, triển khai một loạt giải pháp cấp bách phòng chống loại dịch bệnh này.
Do Quảng Ninh là địa phương có đường biên giới cả ở trên bộ và trên biển với Trung Quốc nên nguy cơ lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi xuyên biên giới thông qua việc vận chuyển, lưu hành các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm bệnh luôn tiềm ẩn.
Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh yêu cầu đối với các địa phương không có chung đường biên giới cần phải tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ; tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm từ lợn của Trung Quốc vào địa bàn tỉnh; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật; tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương; rà soát, bổ sung tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn, đặc biệt quan tâm tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn, vắc xin phòng các bệnh đỏ để tăng cường sức đề kháng; thực hiện tốt khử trùng tiêu độc...
Đối với 3 địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc gồm: Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu, cần chú ý chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát bắt giữ lợn và sản phẩm tự lợn nhập lậu qua biên giới (kể cả quà tặng); tăng cường việc giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Khi có dấu hiệu nghi dịch tả lợn châu Phi phải báo ngay cho cơ quan thú y cấp tỉnh cùng phối hợp xác minh, xử lý...
NHẬT LAM
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh