Ngày 28 - 5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận vềquyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 và nghe báo cáo của Uỷ banthường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngườikhuyết tật và sau đó thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khácnhau của dự thảo Luật này.
| Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà phát biểu ý kiến |
Thảo luận về Báo cáo Quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2008 của Chính phủ, các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung như: Việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quản lý thu, chi ngân sách; quản lý bội chi ngân sách nhà nước; về các khoản chi ngoài dự toán; hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước; cải cách nền tài chính; vấn đề chống tham nhũng, lãng phí; công tác dự báo, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và công tác xử lý, kỷ luật với những đơn vị, cá nhân làm thất thoát ngân sách…
Các ĐB đều đánh giá sự nghiêm túc của Chính phủ, khẳng định đại biểu Quốc hội có thể hoàn toàn tin tưởng vào Chính phủ cũng như cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên, tập trung phân tích, rút ra những vấn đề tồn tại thông qua các con số thu, chi ngân sách, các ĐB bày tỏ sự băn khoăn bởi nhiều “căn bệnh” kinh niên trong công tác làm ngân sách đã được đưa ra tại các kỳ họp trước đây của Quốc hội, nhưng đến nay, những “căn bệnh” đó vẫn chưa thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng hơn…
Một số ý kiến ĐB đề nghị một cách làm ngân sách khác để Quốc hội có thể thực sự kiểm soát được tình hình tài chính quốc gia. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc xem xét, thẩm tra quyết toán thu - chi ngân sách là cơ sở quan trọng để Quốc hội phê duyệt quyết toán ngân sách. Hay như có ý kiến ĐB nhận xét, kiểm toán nhà nước đã thực hiện kiểm toán thu - chi ngân sách nhưng cấp tỉnh, thànhcòn chưa làm hết, nói gì đến cấp quận, huyện. Như vậy Quốc hội làm sao có đủ cơ sở để quyết định.
Có ý kiến đề nghị kiểm toán Nhà nước cần phải có những kết luận rõ ràng, cô đọng, thể hiện rõ đánh giá cuối cùng của mình. Công tác kiểm toán cũng cần được làm kỹ càng hơn, trên tất cả các lĩnh vực, địa phương cần kiểm toán theo Luật Ngân sách nhà nước”. Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng, nhiều tồn tại trong công tác lập, quyết định dự toán và thực hành thu - chi ngân sách đã được chỉ ra nhiều năm nay mà chưa có chuyển biến rõ rệt. Trong khi ngân sách Trung ương bội chi thì ngân sách địa phương lại kết dư. Cần sửa đổi quy định về điều chuyển vốn để tránh tình trạng này.
Thảo luận về dự án Luật Người khuyết tật, các ĐB tiếp tục có các ý kiến khác nhau về vấn đề giải quyết việc làm, sử dụng lao động là người khuyết tật. Một số ĐB đề nghị chỉ quy định chính sách “khuyến khích” doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc, vì kết quả của quy định hiện hành bắt buộc doanh nghiệp nhận tỷ lệ 2-3% người khuyết tật vào làm việc rất hạn chế. Đa số doanh nghiệp không tuyển đủ 2-3% người khuyết tật vào làm việc với nhiều lý do khác nhau như: việc làm tổ chức theo dây chuyền, sức khỏe, trình độ của họ không đáp ứng được yêu cầu của công việc…
Quy định chính sách việc làm theo hướng khuyến khích, mang ý nghĩa trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp sẽ tạo sự chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động là người khuyết tật phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng có nhiều ĐBQH cho rằng, quy định khuyến khích như dự thảo luật là một “bước lùi” so với chính sách của Pháp lệnh về người tàn tật và pháp luật lao động hiện hành…
VĂN HUY |