02:38 26/11/2015
Sáng 25-11, với 88,66% số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi). Điểm đáng chú ý ở lần sửa đổi này là quy định toà án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Quy định này nhằm thể chế hoá Hiến pháp năm 2013, phù hợp với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đồng thời khắc phục được một số bất cập trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự. Cùng ngày, với 90.69% số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội cũng đã thông qua Luật tố tụng hành chính (sửa đổi). Lần sửa đổi này có quy định TAND có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện về một số hành vi trong nội bộ tổ chức, cơ quan, đơn vị như: hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc… Mặc dù toà án là cơ quan không can thiệp sâu vào hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, đơn vị, song sửa đổi như vậy vì các hoạt động trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hạn của công dân. Cũng trong sáng cùng ngày, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu các Phó chủ tịch và các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia. Quốc hội đã bầu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giữ chức Tổng thư ký Quốc hội; biểu quyết thông qua Nghị quyết về ngày Bầu cử Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày chủ nhật, 22-5-2016 và thông qua Nghị quyết về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Còn trong phiên họp chiều qua, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi); Bộ luật hàng hải (sửa đổi); Luật tạm giữ, tạm giam; Luật phí, lệ phí và Luật trưng cầu ý dân. THẾ KHOA |
15:04 09/01/2025
12:16 09/01/2025
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh