13:07 10/11/2020 Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện trên phạm vi cả nước vẫn còn có 29 tỉnh, thành phố dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Bệnh Cúm gia cầm hiện còn 4 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò (LSD) đã xảy ra tại tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, trên 232 con bò mắc bệnh, 19 con chết; nguy cơ cao dịch lây lan rộng trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện trên phạm vi cả nước vẫn còn có 29 tỉnh, thành phố dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Bệnh Cúm gia cầm hiện còn 4 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò (LSD) đã xảy ra tại tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, trên 232 con bò mắc bệnh, 19 con chết; nguy cơ cao dịch lây lan rộng trong thời gian tới.
Tại Hải Phòng, từ ngày 29 đến 30-10, trên địa bàn huyện Kiến Thụy đã phát hiện, tổ chức tiêu hủy 12 con lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi của 2 điểm giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn xã Kiến Quốc. Số lợn nhiễm bệnh là do thương lái thu gom, vận chuyển từ tỉnh ngoài về địa bàn thành phố tiêu thụ không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật; khống chế, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò xâm nhập, lây lan gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi; UBND TP vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND TP yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận; các thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện ngay một số nội dung sau:
Tổ chức triển khai thực hiện các Quyết định của UBND TP về việc phê duyệt các Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 – 2025 và dịch bệnh động vật năm 2020 trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch UBND các huyện, quận chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND xã, phường, thị trấn: Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm đợt 2 đảm bảo kế hoạch thành phố giao. Tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh tới tận các hộ, cơ sở chăn nuôi, giết mổ, nơi kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, nơi thu gom vận chuyển động vật nhằm phát hiện sớm báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đặc biệt với các bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu bò về Trạm Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y để có các biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch lây lan; thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại các địa phương. Tổ chức rà soát, kiểm tra, quản lý giám sát các hộ kinh doanh vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kinh doanh giết mổ động vật trên địa bàn quản lý; yêu cầu các chủ hộ ký cam kết thực nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh. Tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Thành lập các chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông tiếp giáp với các tỉnh lân cận; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn…
Sở NN&PTNT phối hợp UBND các huyện, quận tổ chức thanh, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương; đặc biệt tại các cơ sở/điểm giết mổ lợn; cơ sở kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông cử cán bộ khuyến nông xã trực tiếp tham gia lực lượng phối hợp cùng nhân viên thú y xã kiểm tra giám sát hoạt động các điểm giết mổ lợn nhỏ lẻ theo chỉ đạo của UBND xã. Phối hợp UBND các huyện, quận hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh Viên da nổi cục trên trâu bò…
Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp UBND các huyện, quận tổ chức lấy mẫu xác định dịch bệnh động vật; đặc biệt sự lưu hành vi rút gây bệnh Cúm gia cầm, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò và Dịch tả lợn Châu Phi tại các điểm giết mổ lợn nhỏ lẻ, cơ sở thu gom lợn và các hộ, cơ sở chăn nuôi đã mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thực hiện tái đàn sau dịch, cơ sở chăn nuôi có lợn chết không rõ nguyên nhân. Tổ chức thường trực 24/24h tại Trạm Kiểm dịch động vật Cầu Đá Bạc, Thủy nguyên. Phối hợp Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, CSGT, BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật các cấp tăng cường kiểm soát việc lưu thông vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ các địa phương khác nhập vào địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định phòng chống dịch hiện hành...
CATP cử lực lượng CSGT, cảnh sát môi trường tham gia các chốt kiểm dịch động vật tạm thời đầu mối giao thông, Đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, quận; phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm. Tổ chức điều tra các đối tượng vi phạm cố tình thu mua vận chuyển động vật nhiễm bệnh từ địa phương có dịch về tiêu thụ trên địa bàn thành phố…
KC
10:28 23/12/2024
16:33 22/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết