11:28 28/08/2020
I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:
Danh sách 5 Quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:
- Hoa Kỳ: 6.044.348 người mắc; 184.726 người tử vong.
- Brazil: 3.764.493 người mắc; 118.726 người tử vong.
- Ấn Độ: 3.384.575 người mắc; 61.694 người tử vong.
- Nga: 975.576 người mắc; 16.804 người tử vong.
- Nam Phi: 618.286 người mắc; 13.628 người tử vong.
1. Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận trên 242.000 ca bệnh COVID-19 và trên 5.500 ca tử vong. Nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất trong 24 giờ qua tiếp tục là Ấn Độ với 76.826 ca – con số hàng ngày cao kỷ lục ở nước này. Đứng thứ hai và ba thế giới về ca mắc trong 24 giờ qua là Mỹ và Brazil - hai nước đều có trên 39.000 ca. Về số ca tử vong trong 24 giờ qua, Ấn Độ đứng đầu thế giới với 1.065 ca, tiếp đó là Mỹ với 999 ca, Brazil với 893 ca.
2. Ngày 27/8, ASEAN ghi nhận 6.060 ca mắc tại 8 quốc gia và 218 ca tử vong tại ba quốc gia. Nước có số ca mắc nhiều nhất trong ngày 27/8 vẫn là Philippines với 3.249 ca. Đứng thứ hai ASEAN về ca mắc mới trong ngày 27/8 là Indonesia với 2.719 ca – con số kỷ lục trong một ngày của nước này.
Số ca tử vong cao trong ngày 27/8 là Philippines (97 ca) và Indonesia (120 ca). Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia là 162.884 ca, trong đó có 7.064 ca tử vong. Philippines có số ca nhiễm và tử vong là 205.518 và 3.234.
3. Trong tình hình dịch hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần làm xét nghiệm y tế cho những người tiếp xúc với các trường hợp được chẩn đoán mắc COVID-19, cho dù họ có triệu chứng hay không. Khuyến cáo này được WHO đưa ra sau khi giới chức y tế Mỹ nói rằng việc làm này là không cần thiết.
II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam:
Bệnh đã xuất hiện bệnh tại 40 tỉnh thành: tổng số 1036 ca (bản tin 6h, 28/8/2020 không ghi nhận ca mắc mới trong 12h).
Tổng số: 637 người khỏi bệnh; 369 người đang điều trị; Tử vong 30 người;
1. Chiều 27/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ hợp về công tác phòng, chống COVID-19.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, các địa phương, ngành y tế đã vào cuộc quyết liệt, khoanh vùng truy vết, tăng cường xét nghiệm và cơ bản đã kiểm soát tốt tình hình. Xã hội có niềm tin lớn đối với chỉ đạo của Chính phủ trong phòng chống dịch. Theo kết quả một cuộc điều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo Trung ương, 97% người dân được hỏi bày tỏ ủng hộ các biện pháp phòng chống COVID-19 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia.
Bên cạnh chống dịch, ở những nơi có điều kiện thì tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thu nhập cho người dân. Điều này cũng góp phần giúp cho người dân yên tâm hơn. Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế báo cáo những vấn đề phát sinh, những bài học kinh nghiệm rút ra.
2. Theo ông Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng cho biết, theo những kết quả nghiên cứu của Việt Nam và các nước trên thế giới, chưa phát hiện trường hợp tái nhiễm gây lây nhiễm trong cộng đồng. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng việc tái dương tính với SARS-CoV-2 là tình trạng bệnh nhân còn sót lại các vật liệu di truyền (ARN) của virus. Trên tinh thần hết sức thận trọng, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở điều trị COVID-19 trong tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh là bệnh nhân phải âm tính ít nhất 3 lần. Tuy nhiên, Bộ vẫn đề nghị các cơ sở y tế phải tiếp tục theo dõi sức khoẻ bệnh nhân trong một thời gian. Khi về nhà, bệnh nhân cũng cần theo dõi thêm 14 ngày. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối với các bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh.
3. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc bệnh nhân tái nhiễm khi đã khỏi bệnh có thể hiểu rằng người này đã nhiễm một chủng khác của virus corona.
“Bệnh nhân khỏi bệnh tức là đã có miễn dịch với một chủng virus. Nhưng virus corona gây bệnh COVID-19 hiện có nhiều chủng khác nhau. Người này miễn dịch với chủng này không có nghĩa là miễn dịch với chủng kia. Do đó, việc bệnh nhân khỏi bệnh nhưng lại tái nhiễm là bình thường, với COVID-19, hiện vẫn là bệnh mới của loài người. Vì vậy chưa có nghiên cứu khẳng định về việc miễn dịch của bệnh sẽ kéo dài bao lâu. Thông thường miễn dịch không kéo dài, trọn đời. Bệnh cúm cũng vậy, mỗi năm đều có một chủng khác nên phải tiêm phòng vaccine các lần khác nhau.
4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam (CDC Hà Nam) vừa công bố thêm nhiều trường hợp liên quan đến ca bệnh dương tính với virus SARS-CoV-2 quê ở xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng. Theo đó, tính đến ngày 27/8, ngành Y tế phối hợp các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã xác định 81 trường hợp F1 và 297 trường hợp F2 liên quan đến nam thanh niên sinh năm 1996 mắc COVID-19.
Trong đó, CDC Hà Nam đã lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung tại Trường cao đẳng Y tế Hà Nam 66 người là trường hợp F1, sinh sống tại Hà Nam. Kết quả xét nghiệm 57 mẫu bệnh phẩm của các trường hợp liên quan đến bệnh nhân được thực hiện ngày 26/8 đã cho kết quả âm tính lần 1. Trong đó có bố mẹ và em trai sinh sống cùng nhà với bệnh nhân.
5. UBND tỉnh Hải Dương đã gia hạn thiết lập vùng cách ly y tế tại khu phố Ngô Quyền 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 28/8.
Theo quyết định, gia hạn thời gian thiết lập vùng cách ly y tế đối với khu phố Ngô Quyền từ số nhà 20 đến số nhà 98 phố Ngô Quyền gồm: phần nhà, đất của các hộ và phần vườn hoa, vỉa hè phố Ngô Quyền, phường Phạm Ngũ Lão.
Việc tổ chức thực hiện cách ly y tế phải bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự và an sinh xã hội trong vùng cách ly. UBND tỉnh giao UBND TP Hải Dương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Giao thông vận tải, Y tế thiết lập ngay chốt kiểm soát 24/24 giờ toàn bộ vùng cách ly y tế trên và thực hiện cách ly y tế theo đúng các quy định hiện hành.
III. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:
- Số trường hợp mắc: 0
- Nghi ngờ mắc: 554 ca. Đã loại trừ, 554 ca XN âm tính
- Sàng lọc các ca cách ly: Ngày 26/8, 255/344 mẫu sàng lọc âm tính, 89 mẫu sàng lọc đang chờ kết quả )
+ BV Việt Tiệp 2: 126 người;
+ BV Trẻ em: 3 người;
+ Trường quân sự Thủy Nguyên: 14 người;
+ Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng: 119 người,
Khu cách ly cho chuyên gia nước ngoài tại Cơ sở 2 BV Việt Tiệp 60 người.
Khách sạn Cảnh Hưng (Số 32 khu đô thị Quán Toan, quận Hồng Bàng) 4 người.
Khách sạn Bình Minh Trường Sơn
Khách sạn Cảnh Hưng 2
+ Khách sạn Trường Giang: 31 người.
Khách sạn Habour
Khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng Sông Giá
Khách sạn Friend’s
* Các hoạt động phòng chống dịch:
1. Sau khi ngành Y tế thông tin kết quả 27 ca F1 liên quan trường hợp mắc Covid-19 tại Hàn Quốc đã 2 lần xét nghiệm dịch tễ và 1 lần xét nghiệm kháng thể kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2. 215 mẫu xét nghiệm cho các trường hợp F2 kết quả xét nghiệm đều âm tính. Quận Đồ Sơn quyết định giải phóng cách ly cho các trường hợp F2 liên quan đến 27 ca F1, giao các tổ giám sát tại tổ dân phố tiếp tục theo dõi y tế hàng ngày.
2. Lãnh đạo Thành phố, Sở ngành, Quân huyện thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, tại các Chốt kiểm soát dịch, khu công nghiệp, một số doanh nghiệp, cơ quan đơn vị… trên địa bàn thành phố.
3. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các ca F1, F2 tiếp xúc với người bệnh Covid 19, các trường hợp từ các vùng dịch về. Các chốt kiểm soát dịch, các tổ phòng chống dịch tại cơ sở được thành lập và hoạt động hiệu quả. Tại một số địa phương tăng cường kiểm tra xử phạt việc không đeo khẩu trang khi ra đường, vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh.
4. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng, cài đặt Bluezone..../
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh