Thụy Sĩ giàu có nhất thế giới

16:15 20/09/2010

Theo hãng bảo hiểm Allianz của Đức, người dân Thụy Sĩ được đánh giá làgiàu có nhất thế giới. Với khoản thu nhập kếch xù, chất lượng cuộc sốngcủa người dân quốc gia Bắc Âu này được đánh giá là hạnh phúc, sungsướng nhất thế giới.
Theo hãng bảo hiểm Allianz của Đức, người dân Thụy Sĩ được đánh giá làgiàu có nhất thế giới. Với khoản thu nhập kếch xù, chất lượng cuộc sốngcủa người dân quốc gia Bắc Âu này được đánh giá là hạnh phúc, sungsướng nhất thế giới.

Tính đến cuối năm 2009, trung bình mỗi người Thụy Sĩ sở hữu số tài sản lên tới 163.700 euro (tương đương với 210.000 USD). Các chuyên gia Allianz cho rằng, đây là khoảng cách khá xa so với các quốc gia khác trên thế giới. Đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng của Allianz là người Mỹ. Trung bình mỗi người Mỹ có số tài sản vào khoảng 101.762 euro. Người Đan Mạch chiếm vị trí thứ ba với 96.242 euro, tiếp đó là người Hà Lan (91.798 euro) và Nhật Bản (88.689 euro). Trong khi đó, đáng lưu ý là người Đức chỉ đứng vị trí thứ 16 với số tài sản ở mức 56.856 euro, dưới mức trung bình của các quốc gia Tây Âu (tính trung bình mỗi người Tây Âu có tài sản ở mức 61.940 euro).

Dân số Thụy Sĩ hiện nay vào khoảng 7,8 triệu người, trong đó 80% cho biết họ rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) của Thụy Sĩ năm 2009 là 494,6 tỷ USD, tạo ra thu nhập bình quân đầu người đạt 67.559 USD. Đây là mức thu nhập nằm trong tốp đầu thế giới, chỉ sau Luxembourg và Nauy. Có người nói tiền không mua được hạnh phúc nhưng người Thụy Sĩ có thể tự hào rằng nhờ nó những cơ hội được tạo ra, họ có điều kiện để chi trả các dịch vụ y tế, du lịch, giáo dục và một môi trường sống cực kỳ trong lành. Với người Thụy Sĩ, đó chính là hạnh phúc.

Ngành dịch vụ đóng góp hơn 70% trong tỉ trọng các ngành kinh tế của đất nước tươi đẹp này. Trong đó, Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế - tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên thế giới. Mỗi năm, Thụy Sĩ tiếp nhận hàng tỉ USD từ khắp các nơi trên thế giới đổ về do sự chuyên nghiệp và tính bảo mật cao của hệ thống ngân hàng nơi đây. Số lợi nhuận thu được từ dịch vụ này là nguồn thu khổng lồ cho đất nước Trung Âu này. Ngoài ra, hệ thống khách sạn, các cơ sở công nghiệp kỹ thuật cao, cần độ chính xác lớn mang lại cho người dân Thụy Sĩ không chỉ công ăn việc làm mà cả khoản thu nhập kếch xù, điều mà không phải quốc gia châu Âu nào cũng có được.

Hàng năm, Thụy Sĩ tiêu tốn khoảng 10% GDP vào chi phí chăm sóc sức khoẻ. Số tiền này chủ yếu để đầu tư cho hệ thốngtrang thiết bị hiện đại và xây dựng cơ sở mới cũng như đào tạo đội ngũ cán bộy tếđỉnh cao. Mặc dù bảo hiểmy tếở Thụy Sĩ rất đắt, và càng ngày càng đắt, nhưng đó thực sự là “đáng đồng tiền bát gạo”. Nếu vì lý do nào đó, bệnh nhân cảm thấy không hài lòng với phong cách phục vụ và trách nhiệm cũng như trình độ của nhân viên y tế, họ có thể chuyển đến bất cứ nơi nào khác bằng cách chuyển ngang bảo hiểm rất thuận tiện, hoặc …khởi kiện nhân viên y tế đó.

Về giáo dục, mỗi năm chính phủ liên bang và các địa phương chi khoảng 18,4% trong tổng số chi ngân sách cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Thụy Sĩ không có Bộ Giáo dục, mà chính sáchgiáo dụclà do mỗi tỉnh, huyện và cộng đồng cùng quyết định tuỳ thuộc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái đặc thù ở mỗi địa phương. Hiến pháp Thụy Sĩ trao quyền quản lýgiáo dụcđến 26 tiểu bang tự trị tuy nhiên chính phủ liên bang thành lập hội đồng giáo dục nhằm nắm vững được các hoạt động giáo dục trên toàn quốc.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông