Tổng kết 10 năm thực hiện đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”: Đảm bảo An ninh lương thực bền vững trong mọi tình huống

15:29 18/03/2020

Đó là chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” (ANLTQG), sáng 18-3, tại trụ sở Chính phủ. Đồng chí Nguyễn Văn Bình – Trưởng Ban Kinh tế TW đồng chủ trì hội nghị. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo các bộ, ban, ngành TW. Tại điểm cầu Hải Phòng có các đồng chí: Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP, Nguyễn Đình Chuyến – Phó Chủ tịch UBND TP và lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, một số doanh nghiệp, HTX tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm (LTTP) trên địa bàn thành phố tham dự hội nghị.
Quang cảnh hội nghị

Thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 5-8-2009 của Bộ Chính trị về đề án ANLTQG dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các cấp chính quyền cùng sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp và nông dân cả nước ngành nông nghiệp nói chung, lĩnh vực ANLTQG nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, phát triển toàn diện, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 2,61%/năm. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, giá trị và sản lượng nhiều nông sản tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, ATVSTP được ưu tiên hàng đầu.

Cụ thể: giai đoạn 2008-2018, sản lượng lúa của Việt Nam tăng từ 38,7 triệu tấn lên 44 triệu tấn; bình quân lương thực đầu người tăng từ 497kg/năm lên trên 525kg/năm, đưa Việt Nam vào nhóm 6 nước hàng đầu về chỉ số này, trở thành quốc gia bền vững ANLT hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Năm 2012 Việt Nam đã chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, chất lượng cuốc sống của người dân không ngừng được cải thiện. Vai trò của Việt Nam trong hỗ trợ ANLT cho các quốc gia khác ngày càng tăng.

Tại Hải Phòng, ngành nông nghiệp của thành phố phát triển khá toàn diện, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, ANLT được đảm bảo, tiến tới nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.

Trước những cơ hội cũng như thách thức đặt ra trong bối cảnh quốc tế, trong nước hiện nay, để đảm bảo mục tiêu chung đặt ra là thực hiện chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 đảm bảo đủ LTTP, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:

Việt Nam phải đảm bảo ANLT một cách bền vững trong mọi tình huống. Cần chốt cứng diện tích trồng lúa, tăng cường khả năng dự trữ LTTP, không chạy theo thị trường. Gắn sự phát triển nông nghiệp với tái cơ cấu ngành kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Chuyển phát triển nông nghiệp từ đảm bảo đủ ăn sang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho con người, cho chế biến trong CN, làm giống, dự trữ và một phần cho xuất khẩu. Theo đó, toàn ngành phải tập trung đẩy mạnh pháp triển, cơ cấu lại sản xuất đảm bảo ANLTQG, đáp ứng nhu cầu LTTP cho người dân cả về số lượng, chất lượng và xuất khẩu; tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn phục vụ sản xuất LTTP, đời sống nhân dân; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN; gia tăng chế niến nông, thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng LTTP; chú trọng đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất;

Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT, Ban Cán sự Bộ NN&PTNT phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện báo cáo xây dựng dự thảo kết luận của Bộ Chính trị về “ANLTQG đến năm 2030”; Xây dựng Nghị Quyết mới của Chính phủ về ANLT thay thế Nghị quyết số 63/NQ-CP góp phần ổn định tình hình KT-XH đất nước trong giai đoạn mới. Xây dựng đề án đảm bảo ANLTQG giai đoàn 2021-2030...

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông