16:19 17/07/2020
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm, Bộ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 98 nhiệm vụ, đã hoàn thành 54 nhiệm vụ, đang tiếp tục thực hiện 44 nhiệm vụ, không có nhiệm vụ quá hạn.
Bộ đã tiếp nhận, trả lời 249 kiến nghị, đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ của các Bộ, ngành, địa phương (trong đó, có 140 kiến nghị được gửi qua các báo cáo sơ kết 6 tháng), tăng 14 kiến nghị so với cùng kỳ năm 2019; tiếp nhận, trả lời 12 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đã tổ chức thẩm định 164 đề nghị xây dựng VBQPPL. Toàn Ngành đã thẩm định 2.813 dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), trong đó Bộ Tư pháp đã thẩm định 128 dự thảo; Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 353 dự thảo; các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thẩm định 2.332 dự thảo.
6 tháng đầu năm, cả nước đã tổ chức 360.742 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp (giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019) cho gần 18 triệu lượt người; phát miễn phí hơn 34,6 triệu tài liệu tuyên truyền, PBGDPL (tăng 27,2%).
Cả nước tiếp nhận 61.040 vụ việc hòa giải (giảm 5,86% so với cùng kỳ năm 2019), trung bình tỷ lệ hòa giải thành đạt 79,36%, góp phần quan trọng trong ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Lã Thanh Tân phát biểu tham luận tại hội nghị
Phát biểu tham gia thảo luận tại điểm cầu Hải Phòng, đồng chí Lã Thanh Tân, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố thống nhất cao với báo cáo của Bộ Tư pháp được trình bày tại Hội nghị và chia sẻ 3 kinh nghiệm thực tiễn từ Hải Phòng trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đó là, sau khi có Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND thành phố thì Sở Tư pháp có văn bản gửi cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp danh sách lãnh đạo và chuyên viên được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo để lấy căn cứ theo dõi, phối hợp, hướng dẫn trong quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp thường xuyên báo cáo tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các cuộc họp thường kỳ của UBND thành phố. Cùng với đó, UBND thành phố đưa việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một trong các tiêu chí để đánh giá trong việc xem xét khen thưởng đối với các trưởng ngành. Theo Giám đốc Sở Tư pháp Lã Thanh Tân, với việc thực hiện hiệu quả 3 giải pháp trên, 6 tháng đầu năm 2020, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thành phố đã có chuyển biến rất tích cực, chất lượng soạn thảo văn bản được nâng lên, và đặc biệt là tiến độ xây dựng, trình dự thảo văn bản đúng tiến độ, thời gian quy định.
Để triển khai toàn diện Luật được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị Bộ sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34 tập trung một số vấn đề: hướng dẫn cụ thể hơn về việc xác định và phân loại văn bản là văn bản QPPL để giúp các cơ quan tham mưu xây dựng, ban hành văn bản xác định trình trự, thủ tục ban hành văn bản cho phù hợp. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hướng dẫn việc lập đề nghị, báo cáo đánh giá tác động chính sách, báo cáo đánh giá tác động của thủ tục hành chính; sửa quy định hướng dẫn về căn cứ pháp lý ban hành văn bản, bổ sung các căn cứ là văn bản chỉ đạo của Đảng cho phù hợp; hướng dẫn chi tiết hơn về trách nhiệm phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu TP Hải Phòng
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ghi nhận và biểu dương các địa phương đã tích cực triển khai công công tác xây dựng văn bản QPPL, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi hành án dân sự. Cùng với việc triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng 9 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm đã được xác định tại Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 1/1/2020 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu các cơ quan Bộ Tư pháp và các địa phương tập trung công tác chỉ đạo, điều hành trên cơ sở bám sát các văn bản, nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch công tác của Bộ, ngành đã được phê duyệt và các nhiệm vụ được giao thêm để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng. Trong đó, Bộ trưởng yêu cầu kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với diễn biến mới của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế – xã hội của đất nước Tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực Tư pháp.
THẾ KHOA
Thông tin về vụ vệc chống người thi hành công vụ xảy ra tại đường Trần Tất Văn (quận Kiến An)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh